Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

NL

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Nay sa cơ, bị nhọc nhằn tù hãm

Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi

Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó

b. Chỉ ra một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó.

c. Đại từ "ta" trong đoạn thơ trên chỉ nhân vật nào? Nhân vật đó bộc lộ tâm sự gì?

d. Chép 9 câu tiếp theo sau câu:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối"

và cho biết đoạn thơ vừa chép được viết theo thể thơ gì?

e. Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn thơ vừa chép và nêu chức năng của các câu nghi vấn đó.

TH
9 tháng 2 2021 lúc 9:30

a. Đoạn thơ trích từ văn bản “Nhớ rừng" được tác giả Thế Lữ sáng tác trong thời kì chiến tranh đất nước đang lầm than.

b. Một biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hóa. Phép nhân hóa đã được sử dụng để nhân cách hóa chủ thể trong bài thơ là con hổ; làm cho bài thơ như một lời tự sự bộc bạch nỗi niềm bị nuôi nhốt của một loài vật hoang dã.

c. "Ta" trong đoạn thơ là chỉ con hổ. 

Tâm sự của con hổ: buồn chán, uất hận, khinh thường cảnh sống tù túng, nhớ nhung nơi đại ngàn, khát khao được tự do.

 

 

Bình luận (0)
TH
21 tháng 2 2021 lúc 19:34

d.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

 

Thể thơ: tám chữ.

e. Những câu nghi vấn: phần in nghiêng trong đoạn thơ. Cả đoạn thơ này đều sử dụng câu nghi vấn với tác dụng như lời bộc bạch nỗi nhớ nhung về thời quá khứ huy hoàng của chúa tể sơn lâm oai vệ, hùng cứ khu rừng.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
J1
Xem chi tiết
J1
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết