CL

Em hãy thuyết minh về quy tắc/ luật lệ của trò chơi thi thả diều.

TM
12 tháng 4 2024 lúc 19:24
Khi nhắc tới Việt Nam, mọi người thường nhắc tới một đất nước giàu truyền thống văn hoá dân tộc và nổi tiếng bởi những trò chơi dân gian giàu ý nghĩa. Và một trong số những trò chơi vô cùng thú vị đó là trò chơi thi thả diều. Chắc hẳn ta đã từng nhìn thấy những cánh diều nhiều hình dạng với những màu sắc khác nhau bay vi vu trên bầu trời. Vậy hãy cùng tìm hiểu về trò chơi thi thả diều đặc sắc này. Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc. Nghe nói, chiếc diều đầu tiên xuất hiện là vào thời kỳ Xuân Thu (cách đây khoảng hơn 2000 năm) do người thợ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành, thời đó cũng đã có sự xuất hiện của diều được làm bằng trúc và đến thời nhà Hán thì có sự xuất hiện của Diều được làm bằng giấy. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Chơi diều cũng như các trò chơi dân gian nói chung có nguồn gốc sâu xa từ thực tiễn lao động sản xuất được ông cha ta đúc kết từ nhiều thế hệ nên nó có hiệu quả giải trí và giáo dục rất lớn. Trò chơi thi thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em. Trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi đã có thể tập chơi thả diều. Mỗi một cánh diều sẽ được điều khiển bởi một người chơi. Mỗi đội dự thi có 3 người tham gia, một người cầm dây diều, một người điều khiển diều, một người đâm diều lên cao. Thả diều là một trò chơi tập thể nên số lượng của người chơi không giới hạn. Về không gian thi thả diều, Không gian càng rộng lớn và mở, thì việc chơi diều càng thoải mái và vui vẻ. Công viên lớn không có nhiều cây cối, bãi biển, cánh đồng luôn là lựa chọn hàng đầu nếu muốn chơi diều.
Trước khi bắt đầu trò chơi thi thả diều, chúng ta cần có bước chuẩn bị. Trước tiên, cần chuẩn bị cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Tiếp theo, ta cùng tìm hiểu về luật chơi và cách chơi trò chơi thi thả diều. Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp để thả diều, một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, diều được đồng loạt lao lên, ăn dây. Người điều khiển phải giật dây, chỉnh cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao, đậu trên tầng không, nhỏ dần, nhỏ dần đến khi trông như một chiếc lá. Tiếp đó lại một hồi trống nữa, có tiếng loa truyền: Loa! Loa! Các diều đấu dây vào nhau để bắt đầu chấm giải. Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải diều. Tiếp đó, diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng. Xong xuôi các đấu thủ cùng về một chỗ để nghe công bố giải. Khi chơi diều giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình, khám phá thế giới xung quanh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người. Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh… Nhìn tổng thể, trò thả diều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân. Trò chơi thi thả diều giúp cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại. Thi thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng nhanh với những cao ốc, cột điện, đường dây chằng chịt thì những không gian cho trò chơi này càng khó tìm kiếm hơn. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn ngày càng đa dạng và phong phú theo xu hướng “công nghệ hóa” trò chơi, “cá nhân hóa” người chơi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trò chơi dân gian. Bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn. Vì thế, mọi người nên tích cực duy trì những trò chơi dân gian, gìn giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc mình. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh. Mỗi trò chơi dân gian đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Dù cho hiện nay thi thả diều không còn được tổ chức ở nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn nên có những hiểu biết về trò chơi và khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian thú vị.
Bình luận (0)
NN
12 tháng 4 2024 lúc 20:22
Khi nhắc tới Việt Nam, mọi người thường nhắc tới một đất nước giàu truyền thống văn hoá dân tộc và nổi tiếng bởi những trò chơi dân gian giàu ý nghĩa. Và một trong số những trò chơi vô cùng thú vị đó là trò chơi thi thả diều. Chắc hẳn ta đã từng nhìn thấy những cánh diều nhiều hình dạng với những màu sắc khác nhau bay vi vu trên bầu trời. Vậy hãy cùng tìm hiểu về trò chơi thi thả diều đặc sắc này. Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc. Nghe nói, chiếc diều đầu tiên xuất hiện là vào thời kỳ Xuân Thu (cách đây khoảng hơn 2000 năm) do người thợ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành, thời đó cũng đã có sự xuất hiện của diều được làm bằng trúc và đến thời nhà Hán thì có sự xuất hiện của Diều được làm bằng giấy. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Chơi diều cũng như các trò chơi dân gian nói chung có nguồn gốc sâu xa từ thực tiễn lao động sản xuất được ông cha ta đúc kết từ nhiều thế hệ nên nó có hiệu quả giải trí và giáo dục rất lớn. Trò chơi thi thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em. Trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 6 tuổi đã có thể tập chơi thả diều. Mỗi một cánh diều sẽ được điều khiển bởi một người chơi. Mỗi đội dự thi có 3 người tham gia, một người cầm dây diều, một người điều khiển diều, một người đâm diều lên cao. Thả diều là một trò chơi tập thể nên số lượng của người chơi không giới hạn. Về không gian thi thả diều, Không gian càng rộng lớn và mở, thì việc chơi diều càng thoải mái và vui vẻ. Công viên lớn không có nhiều cây cối, bãi biển, cánh đồng luôn là lựa chọn hàng đầu nếu muốn chơi diều.
Trước khi bắt đầu trò chơi thi thả diều, chúng ta cần có bước chuẩn bị. Trước tiên, cần chuẩn bị cánh diều, có thể mua sẵn hoặc tự làm cánh diều cho mình. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết. Tiếp theo, ta cùng tìm hiểu về luật chơi và cách chơi trò chơi thi thả diều. Khi các đấu thủ đã đứng vào vị trí thích hợp để thả diều, một hồi trống nổi lên, loa bắt đầu gọi, diều được đồng loạt lao lên, ăn dây. Người điều khiển phải giật dây, chỉnh cho diều lên thật từ từ. Khi no gió, diều lao vút lên cao, đậu trên tầng không, nhỏ dần, nhỏ dần đến khi trông như một chiếc lá. Tiếp đó lại một hồi trống nữa, có tiếng loa truyền: Loa! Loa! Các diều đấu dây vào nhau để bắt đầu chấm giải. Trên sân thả, các đấu thủ đi về một điểm. Sau đó, ban chủ khảo bàn bạc để chấm giải diều. Tiếp đó, diều được lệnh cho hạ cánh. Cách mặt đất chừng 30m, diều được điều khiển sao cho lao xuống như một mũi tên bắn thẳng, cắm đứng trên cánh đồng. Xong xuôi các đấu thủ cùng về một chỗ để nghe công bố giải. Khi chơi diều giúp cho người chơi gần gũi với thiên nhiên, yêu hình ảnh quê hương đất nước mình, khám phá thế giới xung quanh, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, biết chia sẻ với mọi người. Qua sự vận động trong thả diều sẽ nâng cao được thể lực sức khỏe, sự khéo léo, phản xạ nhanh… Nhìn tổng thể, trò thả diều là một sản phẩm văn hóa của cộng đồng có giá trị, ảnh hưởng tích cực và cần thiết đến đời sống tinh thần của người dân. Trò chơi thi thả diều giúp cho mọi người hiểu thêm về ý nghĩa cũng như giá trị mà các trò chơi dân gian mang lại. Thi thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, giúp cho mọi người có những phút giây thư giãn. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa đang ngày càng tăng nhanh với những cao ốc, cột điện, đường dây chằng chịt thì những không gian cho trò chơi này càng khó tìm kiếm hơn. Thực tế trong cuộc sống hiện đại, hình thức giải trí của trẻ em và cả người lớn ngày càng đa dạng và phong phú theo xu hướng “công nghệ hóa” trò chơi, “cá nhân hóa” người chơi đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trò chơi dân gian. Bảo tồn thú chơi thả diều trong xã hội hiện đại vốn đã khó, phát huy nó lại càng khó hơn. Vì thế, mọi người nên tích cực duy trì những trò chơi dân gian, gìn giữ những nét đẹp văn hoá dân tộc mình. Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh. Mỗi trò chơi dân gian đều mang một nét đẹp và ý nghĩa riêng. Dù cho hiện nay thi thả diều không còn được tổ chức ở nhiều nơi nhưng chúng ta vẫn nên có những hiểu biết về trò chơi và khuyến khích mọi người giữ gìn và phát huy những trò chơi dân gian thú vị.
Bình luận (0)
LH
15 tháng 4 2024 lúc 16:24
 

Nhắc đến trò chơi dân gian của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến thả diều. Một trò chơi xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay.

Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam Ở Việt Nam. Với tuổi thơ của rất nhiều người, hình ảnh những cánh diều trên cánh đồng quê đã trở nên vô cùng quen thuộc. Hay hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành một biểu tượng của làng quê Việt Nam.

Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Cánh diều có hình dáng cong cong, nhìn từ xa giống như là hình lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết.

Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn của mọi lứa tuổi. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua một sợi dây dài. Gió không mạnh quá và không được nhẹ quá. Thời điểm thích hợp nhất là buổi chiều gió lộng. Hình ảnh những đứa trẻ tụ tập trên những khu đất trống cùng nhau hò hét, chạy theo cánh diều đã là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Na,

Ngày nay, diều vẫn nhận được sự yêu thích của mọi tầng lớp thế hệ qua những hình dáng, màu sắc đầy sáng tạo. Các cuộc thi thả diều lớn được tổ chức thường niên và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người

Bình luận (0)
NN
16 tháng 4 2024 lúc 17:59

Đất nước Việt Nam là một đất nước được nhiều người biết đến với những nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam.Trong đó,lại có những nét đặc trưng riêng về mỗi vùng miền,không trộn lẫn nhau.Và một trong những nét đặc trưng tiêu biểu của văn hóa việt nam không thể kể đến là những trò chơi dân gian.Trò chơi dân gian thể hiện sự bộ ích,lành mạnh và văn minh với trò chơi không thể thiếu là thả diều

Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, Được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của con người Việt Nam.Thả diều là trò chơi của rất nhiều người.Với mỗi đứa trẻ hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quenthuộc.Đây cũng là một trò chơi bình dị,giải trí của trẻ nhỏ mỗi khi có thời gian rảnh.Nó đã trở thành một biểu tượng tươi đẹp của làng quê Việt Nam.

Những cánh diều  thường có hình trăng lưỡi liềm.Khung diều  làm bằng cột tre mềm khi ta nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn.Làm diều rất dễ với những chất liệu khác nhau như:giấy ,vải,nilon,..Chất liệu nilon được sử dụng nhiều nhất bởi có nhiều màu sắc,kiểu dáng sử dụng được lâu dài.Người chơi diều cũng có thể chọn nhiều loại khác nhau dựa theo màu sắc, kiểu dáng.Ở vùng quê với trẻ em thì thả diều làm bằng giấy cứng, ô li...là một lựa chọn thích hợp, đây cũng là loại điều đơn giản dễ làm nhất trong các loại.Chỉ cần sử dụng giấy ô ly, bìa vở không dùng đến để làm diều .

Còn diều sáo,cũng là một loại hình diều  được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo ra âm thanh du dương, tha thiết hiền hoà.Để làm được điều này tuy dễ nhưng chúng ta cũng cần đến sự khéo léo mới có thể làm được.

Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn với mọi lứa tuổi.Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao quá một sợi dây dài như dây chỉ ,cước ,..những loại dây chắc chắn để khi thả diều lên sẽ không bị đứt đã có nhiều trường hợp thả diều lên bị đứt , do họ không chọn được loại dây phù hợp hoặc bị vật gì đó cứa mạnh vào dây.Nên lựa chọn dây là vô cùng quan trọng.Khi đưa diều lên cao thì phải đi và điều chỉnh sao cho lượng gió phù hợp với diều để  không mạnh quá cũng không nhẹ quá.Thời điểm chơi thích hợp là vào những buổi chiều gió lộng. Khi thả diều thì lên chọn những cánh đồng gió, những bãi đất trống hoặc nơi rộng rãi không vướng vào vật cản,có gió.Thả riêu thì cần một đến hai người chung một chiếc diều , vì cần có một người thực hiện quy trình thả diều còn một người cầm cuộn dây diều chỉnh sao cho phù hợp với diều .

Những cái diều đủ màu sắc sải rộng trên bầu trời ,với niềm mong ước về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, giúp gắn kết được tình cảm,tình đoàn kết làm thân thiết hơn giữa con người với con người.

Thả diều mãi mãi là thuốc vui trò chơi bổ ích đối với mỗi người chúng ta vào ngày hè oi ạ. Ngày nay, xã hội đã phát triển nhiều trò chơi điện tử ngày càng nhiều hơn vì thế những trò chơi điện tử cũng đã dần thay thế cho những trò chơi dân gian .

Vì vậy, mỗi người cần phải chung tay giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc nói chung và những trò chơi dân gian nói riêng, đặc biệt với trò chơi thả diều đã giúp những giây phút bình yên cùng với những đứa trẻ có một tuổi thơ vô cùng  tuyệt vời với bao kỷ niệm đẹp đẽ .

 

 

 

Bình luận (0)
NQ
22 tháng 4 2024 lúc 19:25

Thả diều là một trò chơi vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam.Đây cũng là một trong số ít những trò chơi dân gian không chỉ không lụi tàn mà còn phát triển mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện  đại .                                                      Một trong những điều góp phần tạo nên sự phổ biến của trò thả diều chính là sự đơn giản trong quy tắc luật lệ của trò chơi này.Đầu tiên là dụng cụ chơi cánh diều :cánh diều tuỳ vào khả năng của người chơi mà có thể biến đổi vô cùng đa dạng .Nó có thể chỉ là khung tre vot mỏng dán lên tờ báo cũ.Nhưng cũng có thể được làm từ giấy màu vải tạo ra từ các hình dán khổng lồ,trang trí cầu kì biến hoá đa dạng theo sở thích.Tiếp theo về cách chơi.Để chơi thả diều cần có một không gian nhất định đủ rộng để chạy lấy đà và có đủ gió để nâng diều lên.Người chơi sẽ thả dây diều dài 3m-5m sau đó di chuyển thật nhanh (chạy bộ hay đạp xe ) để kéo diều chạy theo .Sau đó ,cùng với việc di chuyển người chơi sẽ thả sợi dây dài hơn ,lực gió của thời tiết và người chơi tạo ra di chuyển sẽ đưa lên cao.Sợi dây diều cần thả từ từ,chậm rãi phù hợp vớ tốc độ bay lên của diều.Chờ diều nương được vào gió trời thì người chơi không cần chạy nữa,diều sẽ tự đông bay lên cao rất nhanh.Khi diều đã ổn định trên cao thì đó là lúc người chơi dùng kĩ thuật để điều khiển diều theo hướng mình muốn hoặc tìm cách bay lên cao hơn.Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì người chơi diều cần chú ý chọn nơi không có dây điện hoặc tán cây chim chóc qua lại tránh va chạm ngoài ý muốn và khi di chuyển lấy đà người chơi cần chú ý xung quanh khỏi bị vấp ngã va chạm với ngươi khác.         Chỉ cần chú ý tuân thủ quy tắc .Vượt qua các thiết bị điện tử hiện đại.

Bình luận (0)
TK
25 tháng 4 2024 lúc 19:21

Thả diều là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Dưới đây là một thuyết minh về quy tắc và luật lệ của trò chơi này:

Mở đoạn:

Thả diều là một thú vui vô cùng quen thuộc đối với trẻ em ở nông thôn, để lại trong mỗi đứa trẻ nhiều kỷ niệm. Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam.

Thân đoạn:

Nguồn gốc: Xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 2800 năm, ông tổ của trò thả diều là Lỗ Ban. Chiếc diều đầu tiên làm bằng gỗ, sau thay bằng trúc và giấy. Ý nghĩa: Người Trung Quốc cổ đại có tục lệ thả diều vào tiết Thanh minh để xua đuổi tà khí. Là một nghi thức cầu an mà các nhà sư. Được xem là vật dâng hiến thần linh trong các nghi lễ của vua chúa, quần thần vào dịp lễ lớn. Là một vật dụng để truyền tin trong quân sự. Ngày nay, cánh diều còn mang ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới. Đặc điểm: Hình dáng, chủng loại phong phú: Hình thoi, hình vuông, rồi lại có cái hình cánh cung, hình ông trăng, cầu kỳ hơn nữa thì có diều hình long, hình phượng, thậm chí có cả hình người. Phong phú về màu sắc, kích thước của diều cũng vô số kể. Cách làm diều thông thường: Khung diều: Dùng các thanh tre dài từ 70 - 90cm làm khung, thông thường là khung hình chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn cong như hình cánh cung, khung phải cân đối và chắc chắn. Cắt giấy theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt. Đuôi diều chính là phần quyết định xem diều của bạn có bay được hay không, cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào đuôi diều. Cuối cùng, khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn. Cách thả diều: Chọn khu vực quang đãng không có cây cối, cột điện, nhà cửa. Người thả một tay cầm diều giơ cao hơn đầu, một tay cầm dây, chạy ngược hướng
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CL
Xem chi tiết
CL
Xem chi tiết