HD

Em hãy nêu cảm xúc về bài thơ

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng 

Nhụy vàng bông trắng, lá xanh

Giúp mik ! k chép mạng ạ

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."

 

NN
8 tháng 3 2022 lúc 18:50

TK

 

Trong cuộc sống thường nhật và tâm thức của mỗi người dân Việt, hoa sen giữ một vị trí quan trọng. Ta bắt gặp sen trong những hồ ao, đầm nước, trải suốt từ Bắc vào Nam. Ta bắt gặp hoa sen trong những bình gốm sứ trang trọng nơi phòng khách, sen trên bàn thờ gia tiên, trong chùa cúng phật và không thể không có sen trong những điệu hát dân ca, trong những câu ca dao uyển chuyển, mượt mà. Trong đầm gì đẹp bằng sen đã trở nên thân thuộc tự thuở xưa cho đến bấy giờ:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

 

Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, bài ca dao đã đem đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế về cây sen, hoa sen. Hình tượng cây sen được miêu tả chính xác, cụ thể, vừa chân thực, sống động vừa giàu ý nghĩa tượng trưng, khái quát. Cảm giác thẩm mĩ, triết lí sâu sắc và vẻ đẹp trời phú của cây sen đã tạo ra vẻ đẹp và chiều sâu của bài ca dao ngắn. Bằng câu hỏi tu từ, "Trong đằm gì đẹp bằng sen..." tác giả đã khéo léo khẳng định, và tuyệt đối hoá vẻ đẹp của cây sen trong đầm. Hỏi đấy, nhưng nào cần đợi câu trả lời bởi cái hàm ý trong câu hỏi ấy đã quá rõ rồi. Trong đầm, chẳng có cây nào đẹp bằng sen đâu? Và như để minh chứng cho sự khẳng định đó, tác giả đem đến cho người đọc những hình ảnh cụ thể về vẻ đẹp của sen:

"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng"

Theo trình tự quan sát từ ngoài vào trong rất tự nhiên, hợp lí, bằng sự phối màu hài hoà xanh - trắng - vàng cây sen hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết. Đọc những vần thơ ấy, tưởng tượng đến đầm sen ấy, bông sen ấy, lòng ta sao có thể dửng dưng được trước vẻ đẹp trang nhã mà cao sang của sen. Bất chợt, trong ta, như thấy đâu đây hồ sen bát ngát đầu làng, như thấy hương sen thoang thoảng trong buổi tinh sương và bỗng dưng ta muốn hít thật căng lồng ngực cơn gió trong lành đẫm hương sen quê mình. Không nghi ngờ gì nữa, sen đẹp thật. Nhưng để khẳng định, để nhấn mạnh, tác giả tiếp tục miêu tả cây sen ở câu thứ ba:

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Tưởng có gì mới lạ, hoá ra, tác giả chỉ nhắc lại câu thơ thứ hai. Nhưng không chỉ là sự nhắc lại đơn thuần. Trình tự miêu tả đã được đảo ngược, chẳng phải từ ngoài vào trong nữa mà từ trong ra ngoài, vẫn là ba gam màu chủ đạo vàng - trắng - xanh ấy thôi nhưng một chút lật ngược rất khéo léo kia đã khiến ta đang trôi trong cảm giác nhẹ nhàng lâng lâng khi thả hồn phiêu du trên hồ sen, trong hương sen phải dừng lại. Nhịp thơ từ nhẹ nhàng khoan thai chuyển sang khẩn trương, dồn dập. Và ta chợt hiểu ra căn nguyên của sự thay đổi đó khi đọc câu thơ cuối cùng:

"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

 

Cảm nhận một cách tổng thể, khái quát ta sẽ thấy câu đầu và cấu cuối là sự nhận định, đánh giá, liên tưởng về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa là sự phản ánh thực thể sống động, hấp dẫn của cây sen, là phần làm nên màu sắc, đường nét cho bức tranh đầm sen. Thiếu hai câu giữa bức tranh đầm sen còn gì hấp dẫn nữa. Và câu thơ cuối cũng chính là cái đích đến của bức tranh cây sen, đích đến của bài ca dao. Nếu câu đầu là lời giới thiệu chung về bức tranh sen, câu hai, ba là bức tranh sen qua màu sắc, đường nét của hội hoạ thì câu thứ tư là linh hồn của bức tranh và cũng là linh hồn của cả bài ca dao. Khép lại nghĩa đen, mở ra nghĩa bóng. Một cách dẫn dắt thần tình của tác giả dân gian. Từ bông sen của thiên nhiên, bông sen của đầm ao làng quê đất Việt, bông sen toả hương ngát suốt dọc mùa hè, bông sen mà ta có thể nhìn thấy màu sắc, ngửi thấy hương thơm, ta đến nghĩ bông sen của biểu tượng. Bông sen biểu tượng cho con người Việt Nam và tâm hồn Việt Nam, trong sáng, thanh tao tựa hương sen buổi sáng, tựa màu sen tinh khiết trong ngần vươn lên giữa bùn lầy. Đọc đến câu thơ này, không ai còn nghĩ nhiều về nghĩa thực của nó nữa. Bời vì ta đã hiểu rằng sen là người, với ý nghĩa sâu xa và triết lí nhân sinh ẩn chứa trong đó. Qua nghệ thuật ẩn dụ, ta ngầm hiểu sen hoá thành người, "bùn" trong hồ sen hoá "bùn" trong cuộc sống, xã hội. Cả cái đầm sen và mùi hôi tanh kia cũng là một ẩn dụ với nhiều hàm nghĩa, tầng nghĩa sâu sắc. Vậy là từ bài ca dao về cây sen, từ việc nói về cây sen, hoa sen tác giả đã phản ánh trung thực sự sống, lẽ sống, tâm hồn và phẩm chất của con người Việt Nam từ ngàn đời nay bằng hình thức cách điệu, rất thi vị nhưng cũng rất sâu sa. Tâm hồn, phẩm chất của con người việt Nam được ví như bông sen trong đầm kia, dù gần bùn hôi tanh thì màu hoa trắng, sắc nhị vàng và hương thơm thanh khiết vẫn vẹn nguyên, không phai nhạt, không đổi thay. Hãy trở về với quá khứ, ta sẽ thấy rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn - truyền thống yêu đời ấy của con người Việt Nam. Từ những người lao động nghèo khổ tận cùng của xã hội, cả đời không biết nổi một con chữ, khi tai hoạ giáng xuống đầu, cận kề cái chết vẫn khẩn cầu tha thiết xin được chết trong:

"Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con "

Đến những nhà nho với vốn tri thức uyên thâm, bỏ lại đằng sau hào quang của công danh và bổng lộc của chốn quan trường khi xã hội mất hết kỉ cương để lui về vui với thú điền viên, vui với tiếng suối rì rầm, vui với việc phát cỏ ương sen. Rồi một chị Dậu dù nghèo túng, dù đang cần từng xu lẻ để nộp sưu vẫn ném cả nắm tiền vào mặt tên quan phủ để giữ gìn phẩm hạnh của người đàn bà. Lão Hạc thà chết để giữ gìn nhân phẩm của một người cha. Và bông sen thơm ngát, bông sen đẹp nhất của dân tộc Việt Nam toả hương ngàn đời vào cuộc sống suốt chiều dài lịch sử, làm rạng danh dân tộc là bông sen vàng xứ Nghệ. Tất cả những con người việt Nam ấy luôn đem câu "giấy rách phải giữ lấy lề" bên mình để làm phương châm sống, để răn mình, giữ mình. Nghèo túng, bần hàn, đôi lúc cả bị dập vùi nữa nhưng họ không để mình bị vướng bùn nhơ, không để cuộc đời vấy mùi bùn hôi tanh.

Nối tiếp cha ông xưa, con cháu ngày nay cần phải sống xứng đáng. Xã hội phát triển, cuộc sống hiện đại không ít những cám dỗ khiến con người dễ dàng sa ngã. Xác định cho mình một lí tưởng, một phương châm sống là vô cùng cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta. Hãy nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng những bông sen quý để mãi mãi trong lòng chúng ta, sen toả hương thơm ngát, để màu sen thanh khiết đồng hành cùng mỗi người và đồng hành cùng dân tộc, xưa, nay và mãi mãi trong tương lai.

Bình luận (0)
HL
8 tháng 3 2022 lúc 18:53

Tham khảo:

Trong cuộc sống thường nhật và tâm thức của mỗi người dân Việt, hoa sen giữ một vị trí quan trọng. Ta bắt gặp sen trong những hồ ao, đầm nước, trải suốt từ Bắc vào Nam. Ta bắt gặp hoa sen trong những bình gốm sứ trang trọng nơi phòng khách, sen trên bàn thờ gia tiên, trong chùa cúng phật và không thể không có sen trong những điệu hát dân ca, trong những câu ca dao uyển chuyển, mượt mà. Trong đầm gì đẹp bằng sen đã trở nên thân thuộc tự thuở xưa cho đến bấy giờ:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, bài ca dao đã đem đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế về cây sen, hoa sen. Hình tượng cây sen được miêu tả chính xác, cụ thể, vừa chân thực, sống động vừa giàu ý nghĩa tượng trưng, khái quát. Cảm giác thẩm mĩ, triết lí sâu sắc và vẻ đẹp trời phú của cây sen đã tạo ra vẻ đẹp và chiều sâu của bài ca dao ngắn. Bằng câu hỏi tu từ, "Trong đằm gì đẹp bằng sen..." tác giả đã khéo léo khẳng định, và tuyệt đối hoá vẻ đẹp của cây sen trong đầm. Hỏi đấy, nhưng nào cần đợi câu trả lời bởi cái hàm ý trong câu hỏi ấy đã quá rõ rồi. Trong đầm, chẳng có cây nào đẹp bằng sen đâu? Và như để minh chứng cho sự khẳng định đó, tác giả đem đến cho người đọc những hình ảnh cụ thể về vẻ đẹp của sen:

"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng"

Theo trình tự quan sát từ ngoài vào trong rất tự nhiên, hợp lí, bằng sự phối màu hài hoà xanh - trắng - vàng cây sen hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết. Đọc những vần thơ ấy, tưởng tượng đến đầm sen ấy, bông sen ấy, lòng ta sao có thể dửng dưng được trước vẻ đẹp trang nhã mà cao sang của sen. Bất chợt, trong ta, như thấy đâu đây hồ sen bát ngát đầu làng, như thấy hương sen thoang thoảng trong buổi tinh sương và bỗng dưng ta muốn hít thật căng lồng ngực cơn gió trong lành đẫm hương sen quê mình. Không nghi ngờ gì nữa, sen đẹp thật. Nhưng để khẳng định, để nhấn mạnh, tác giả tiếp tục miêu tả cây sen ở câu thứ ba:

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Tưởng có gì mới lạ, hoá ra, tác giả chỉ nhắc lại câu thơ thứ hai. Nhưng không chỉ là sự nhắc lại đơn thuần. Trình tự miêu tả đã được đảo ngược, chẳng phải từ ngoài vào trong nữa mà từ trong ra ngoài, vẫn là ba gam màu chủ đạo vàng - trắng - xanh ấy thôi nhưng một chút lật ngược rất khéo léo kia đã khiến ta đang trôi trong cảm giác nhẹ nhàng lâng lâng khi thả hồn phiêu du trên hồ sen, trong hương sen phải dừng lại. Nhịp thơ từ nhẹ nhàng khoan thai chuyển sang khẩn trương, dồn dập. Và ta chợt hiểu ra căn nguyên của sự thay đổi đó khi đọc câu thơ cuối cùng:

"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

 

Cảm nhận một cách tổng thể, khái quát ta sẽ thấy câu đầu và cấu cuối là sự nhận định, đánh giá, liên tưởng về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa là sự phản ánh thực thể sống động, hấp dẫn của cây sen, là phần làm nên màu sắc, đường nét cho bức tranh đầm sen. Thiếu hai câu giữa bức tranh đầm sen còn gì hấp dẫn nữa. Và câu thơ cuối cũng chính là cái đích đến của bức tranh cây sen, đích đến của bài ca dao. Nếu câu đầu là lời giới thiệu chung về bức tranh sen, câu hai, ba là bức tranh sen qua màu sắc, đường nét của hội hoạ thì câu thứ tư là linh hồn của bức tranh và cũng là linh hồn của cả bài ca dao. Khép lại nghĩa đen, mở ra nghĩa bóng. Một cách dẫn dắt thần tình của tác giả dân gian. Từ bông sen của thiên nhiên, bông sen của đầm ao làng quê đất Việt, bông sen toả hương ngát suốt dọc mùa hè, bông sen mà ta có thể nhìn thấy màu sắc, ngửi thấy hương thơm, ta đến nghĩ bông sen của biểu tượng. Bông sen biểu tượng cho con người Việt Nam và tâm hồn Việt Nam, trong sáng, thanh tao tựa hương sen buổi sáng, tựa màu sen tinh khiết trong ngần vươn lên giữa bùn lầy. Đọc đến câu thơ này, không ai còn nghĩ nhiều về nghĩa thực của nó nữa. Bời vì ta đã hiểu rằng sen là người, với ý nghĩa sâu xa và triết lí nhân sinh ẩn chứa trong đó. Qua nghệ thuật ẩn dụ, ta ngầm hiểu sen hoá thành người, "bùn" trong hồ sen hoá "bùn" trong cuộc sống, xã hội. Cả cái đầm sen và mùi hôi tanh kia cũng là một ẩn dụ với nhiều hàm nghĩa, tầng nghĩa sâu sắc. Vậy là từ bài ca dao về cây sen, từ việc nói về cây sen, hoa sen tác giả đã phản ánh trung thực sự sống, lẽ sống, tâm hồn và phẩm chất của con người Việt Nam từ ngàn đời nay bằng hình thức cách điệu, rất thi vị nhưng cũng rất sâu sa. Tâm hồn, phẩm chất của con người việt Nam được ví như bông sen trong đầm kia, dù gần bùn hôi tanh thì màu hoa trắng, sắc nhị vàng và hương thơm thanh khiết vẫn vẹn nguyên, không phai nhạt, không đổi thay. Hãy trở về với quá khứ, ta sẽ thấy rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn - truyền thống yêu đời ấy của con người Việt Nam. Từ những người lao động nghèo khổ tận cùng của xã hội, cả đời không biết nổi một con chữ, khi tai hoạ giáng xuống đầu, cận kề cái chết vẫn khẩn cầu tha thiết xin được chết trong:

"Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con "

Đến những nhà nho với vốn tri thức uyên thâm, bỏ lại đằng sau hào quang của công danh và bổng lộc của chốn quan trường khi xã hội mất hết kỉ cương để lui về vui với thú điền viên, vui với tiếng suối rì rầm, vui với việc phát cỏ ương sen. Rồi một chị Dậu dù nghèo túng, dù đang cần từng xu lẻ để nộp sưu vẫn ném cả nắm tiền vào mặt tên quan phủ để giữ gìn phẩm hạnh của người đàn bà. Lão Hạc thà chết để giữ gìn nhân phẩm của một người cha. Và bông sen thơm ngát, bông sen đẹp nhất của dân tộc Việt Nam toả hương ngàn đời vào cuộc sống suốt chiều dài lịch sử, làm rạng danh dân tộc là bông sen vàng xứ Nghệ. Tất cả những con người việt Nam ấy luôn đem câu "giấy rách phải giữ lấy lề" bên mình để làm phương châm sống, để răn mình, giữ mình. Nghèo túng, bần hàn, đôi lúc cả bị dập vùi nữa nhưng họ không để mình bị vướng bùn nhơ, không để cuộc đời vấy mùi bùn hôi tanh.

Nối tiếp cha ông xưa, con cháu ngày nay cần phải sống xứng đáng. Xã hội phát triển, cuộc sống hiện đại không ít những cám dỗ khiến con người dễ dàng sa ngã. Xác định cho mình một lí tưởng, một phương châm sống là vô cùng cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta. Hãy nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng những bông sen quý để mãi mãi trong lòng chúng ta, sen toả hương thơm ngát, để màu sen thanh khiết đồng hành cùng mỗi người và đồng hành cùng dân tộc, xưa, nay và mãi mãi trong tương lai.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VK
Xem chi tiết
MD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết