Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

NL

Em hãy lập giàn bài : Chứng mình câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồn cây .

MN
12 tháng 3 2021 lúc 11:42

Em tham khảo nhé !

1.3.1. Mở bài

Giới thiệu về câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây“. Câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện đạo lí tốt đẹp của nhân dân và truyền thống quý báu của dân tộc về lòng biết ơn.

1.3.2. Thân bài

1.3.2.1. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ

Nghĩa đen: Câu tục ngữ mượn hình ảnh quen thuộc là “quả”, Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là kết tinh những gì tốt nhất. Là thành quả, vật chất cũng như tinh thần, là thành quả cuối cùng sau quãng thời gian lao động có được.

Khi chúng ta ăn quả phải biết ơn những người nông dân đã tạo ra nó

=> Câu tục ngữ muốn nhắc nhở chúng ta: Khi thưởng thức những trái ngon thì phải nhớ đến công sức của người đã làm ra, trồng ra cây đó. Họ là những người đã bỏ thời gian, sức lực vất vả có khi dùng cả xương máu để tạo ra được thành quả đó. Còn “Nhớ”  chinh là thái độ và tình cảm của con người.

Nghĩa bóng của câu tục ngữ: muốn nhắn nhủ chúng ta phải luôn nhớ, biết ơn đến công lao của những người đi trước, những người đã cống hiến cuộc đời cho ta hưởng được thành quả như bây giờ.

=> Tóm lại ý nghĩa của câu tục ngữ chính là muốn giáo dục chúng ta về truyền thống tốt đẹp đó là: biết ơn.

1.3.2.2. Chứng minh và giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

Tại sao “Ăn quả“ phải “nhớ kẻ trồng cây”?

Bởi lẽ tất cả những thành quả mà chúng ta đã hưởng thụ đều không tự nhiên mà có. Nó chính là những thành quả của mồ hôi, công sức và trí tuệ, có khi cả xương máu của lớp lớp người đi trước.Chúng ta đang sống trong hòa bình, tự do, đó là nhờ công lao, công sức, và máu xương của các vị anh hùng, những người chiến sĩ. Chúng ta được lớn lên, học hành, tận hưởng đều là nhờ công lao trời bể của cha mẹ và thầy cô.Ý nghĩa của câu tục ngữ còn có ý nghĩa giống những câu tục ngữ, ca dao khác như : “Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”,… Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” mang ý nghĩa là chúng ta – những người con đất Việt luôn phải nhớ đến nguồn gốc, cội nguồn của bản thân. Đó là lòng nhớ, biết ơn đến tổ tiên của mình. Đó cũng là chữ Hiếu sáng ngời: con cháu phải luôn tôn trọng, biết ơn đối với ông bà cha mẹ, tổ tiên, những người đi trước.

–> Những câu tục ngữ, ca dao trên đã thể hiện một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc. Và thế hệ trẻ chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu ấy.

 1.3.2.3. Rút ra kinh nghiệm và bài học

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ được nói bằng lời mà còn phải thể hiện qua chính những hành động để giữ gìn và phát huy.

Những hành động thiết thực đã được cha ông ta truyền đời: như thờ cúng tổ tiên, làm cơm ngày giỗ, những lễ hội tôn vinh các bậc anh hùng,… những hành động đều thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà tổ tiên.Đạo lý tốt đẹp này không chỉ tồn tại đến ngày này mà nó sẽ luôn trường tồn. thế hệ trẻ Việt Nam luôn ghi nhớ, phát huy và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp ấy.

1.3.3. Kết bài

Câu tục ngữ này đã mang ý nghĩa, đạo lý nhân sinh vô cùng sâu sắc. Câu tục ngữ nhắc nhở và giáo dục chúng ta phải luôn giữ gìn và phát huy đạo lý tốt đẹp này.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DD
Xem chi tiết
SB
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
MR
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết