IM

em hay giai thich hien tuong " san nha do mo hoi " ?

H24
24 tháng 3 2016 lúc 14:35

Đặt một cốc nước đá ngoài không khí, bạn sẽ thấy thành cốc lấm tấm nước. Chẳng nhẽ nước rỉ ra ngoài? Không phải, đây chỉ là một hiện tượng vật lý đơn giản mà chúng ta có thể vận dụng để giải thích vì sao sàn nhà thường ẩm ướt trong tiết trời nồm. Khi ta để cốc nước ngoài không khí, nhiệt độ trên thành cốc thấp hơn nhiệt độ môi trường. Do đó, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại, đọng thành giọt trên đó. Ở miền Bắc nước ta, vào mùa xuân, sàn những ngôi nhà xây sát đất thường bị ẩm ướt, dính dấp rất khó chịu. Dân gian gọi đó là hiện tượng “nồm”.

Cơ chế của nó cũng tương tự như hiện tượng cốc nước nói trên. Nghĩa là sàn nhà ẩm ướt do có 2 điều kiện:

1. Không khí có nhiều hơi nước.

2. Nhiệt độ sàn nhà thấp hơn nhiệt độ không khí.

Sàn nhà không có khả năng hút ẩm, lại dẫn nhiệt kém. Thế nên nó sẽ làm cho lớp không khí chứa hơi nước sát bề mặt bị lạnh đi, tới điểm sương (nhiệt độ mà tại đó hơi nước ngưng tụ thành sương), đọng lại thành giọt, lấm tấm trên sàn.

Tuy nhiên, hiện tượng đổ mồ hôi thường chỉ xảy ra ở những ngôi nhà xây sát đất (tầng một, một tầng). Còn ở những ngôi nhà trên cao (tầng hai, tầng ba…), sàn lại không bị ẩm. Đó là do không khí tại những nơi đó ít hơi nước hơn.

Chúng ta có thể tránh hiện tượng này với nguyên tắc chung là tăng nhiệt độ của sàn lên sao cho tương đương với nhiệt độ môi trường. Các bạn có thể tham khảo ý kiến các kiến trúc sư về cách thiết kế sàn nhà, chọn gạch hút ẩm, xây cao và cách ly với mặt đất…
 

Bình luận (0)
IM
24 tháng 3 2016 lúc 14:39

ban co the tom tat lai giup mk hk

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
IM
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết