HB

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của điều kiện tự nhiên tới sự phát triển của giao thông vận tải nước ta.

NH
17 tháng 10 2018 lúc 4:15

HƯỚNG DẪN

- Các loại hình giao thông vận tải nước ta: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không, đường ống; mỗi loại đường phát triển chịu sự tác động của một số loại điều kiện tự nhiên khác nhau.

- Vị trí địa lí

+ Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dượng, hệ thống đường bộ và đường sắt có điều kiện để gắn với hệ thống đường bộ châu Á.

+ Nằm kề đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, từ Bắc Á đến Ôxtrâylia, thuận lợi cho giao lưu quốc tế bằng đường biển.

+ Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, từ TP. Hồ Chí Minh có đường bay đến các nước trong khu vực Đông Nam Á gần như có độ dài tương đương nhau.

- Lãnh thổ: Nước ta kéo dài theo chiều bắc nam trên 15 độ vĩ tuyến, hẹp ngang, nên giao thông đường bộ và đường sắt nước ta kéo dài trên lãnh thổ, các tuyến đường dài nhất nước ta đều chạy theo hướng bắc nam.

- Địa hình

+ Đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và bị chia cắt dữ dội nên giao thông đường bộ và đường sắt phải chi phí nhiều trong khắc phục độ dốc và xây dựng nhiều cầu cống, các công trình phòng chống thiên tai (trượt đất, núi lở...). Đặc biệt, giao thông đường sắt khó phát triển ở các miền núi vốn có độ dốc lớn.

+ Hướng núi và các thung lũng sông hướng tây bắc - đông nam thuận lợi cho phát triển giao thông theo hướng tây bắc - đông nam hoặc tây - đông từ đồng bằng ven biển đi sâu vào vùng núi phía tây hoặc tây bắc.

+ Ven biển từ bắc vào nam là các đồng bằng thuận lợi cho phát triển giao thông đường bộ từ bắc vào nam. Tuy nhiên, do ở miền Trung có các dãy núi đâm ngang ra biển nên phải chi phí lớn để xây dựng hầm đường bộ và khắc phục độ dốc địa hình trong giao thông đường ô tô và đường sắt.

- Khí hậu

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho hoạt động giao thông trong suốt năm.

+ Tuy nhiên, do sự phân mùa nên gây khó khăn cho giao thông đường sông về cả mùa khô và mùa mưa bão.

+ Hằng năm, có nhiều cơn bão trên Biển Đông đổ bộ vào đất liền gây gián đoạn cho giao thông đường biển, đường sông và đường hàng không.

- Sông ngòi

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển giao thông đường sông.

+ Tuy nhiên, do diện tích đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ nên giao thông đường sông chỉ phát triển trên từng đoạn ngắn ở hạ lưu các sông.

+ Sông ngòi dày đặc (ở dọc ven biển miền Trung cứ 10 km gặp một cửa sông) nên chi phí xây dựng cầu cống cho giao thông đường bộ và đường sắt rất tốn kém.

- Biển

+ Nước ta có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, cửa sông, nhất là các vịnh biển sâu thuận lợi cho xây dựng các cảng biển, nhất là các cảng nước sâu.

+ Vùng biển nước ta rộng, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước trên Biển Đông, thuận lợi cho mở các tuyến đường biển trong nước và đi đến các nước trong khu vực và thế giới.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HB
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết