Dòng nào sau đây nêu đúng yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự?
A. Ghi lại đầy đủ, chi tiết nội dung câu chuyện.
B. Ghi lại một cách ngắn gọn các sự kiện chính của câu chuyện.
C. Ghi lại đầy đủ câu chuyện của nhân vật chính.
D. Ghi lại chuyện của nhân vật chính theo cảm nhận của bản hân.
Dòng nào không nêu đúng các yêu cầu cơ bản của văn bản quảng cáo?
A. Yêu cầu về nội dung thông tin.
B. Yêu cầu về tính hấp dẫn.
C. Yêu cầu về tính thuyết phục.
D. Yêu cầu thỏa mãn về trí tuệ, cảm xúc.
Đọc các văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn” và “Bưởi Phúc Trạch" để thể hiện các yêu cầu của SGK
a. Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản
b. Các ý chính tạo thành nội dung của từng văn bản:
c. Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.
d. Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh
Dòng nào nêu không chính xác về nội dung thông tin chủ yếu của một văn bản quảng cáo?
A. Tiêu đề quảng cáo; tên hàng hóa dịch vụ.
B. Chất lượng, uy tín sản phẩm; quy trình công nghệ tạo sản phẩm.
C. Các điều kiện ưu đãi giá cả, hình thức khuyến mãi (nếu có).
D. Địa chỉ liên hệ (nếu có).
Dòng nào không nêu đúng mục đích của việc tóm tắt văn bản thuyết minh?
A. Hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh.
B. Giới thiệu một tác phẩm, một di tích lịch sử, một phương pháp.
C. Giới thiệu với người khác về văn bản thuyết minh.
D. Để nắm chắc, dễ nhớ, tiện sử dụng văn bản thuyết minh.
Dòng nào không nêu đúng những chỗ có thể lược bỏ khi tóm tắt một văn bản thuyết minh?
A. Các lời đưa đẩy, giải thích.
B. Các ý liên tưởng, liên hệ, so sánh.
C. Các ý có nội dung tương tự, vị trí ngang bằng.
D. Các ví dụ, các sự việc được liệt kê.
Xét về hình thức, một văn bản tóm tắt có thể không cần đảm bảo những yêu cầu nào dưới đây?
A. Ngắn gọn
B. Chính xác, rõ ràng
C. Đầy đủ ba phần (mở, thân, kết bài)
D. Có sử dụng các biện pháp liên kết câu