Đọc đoạn văn (a) bài 1, SGK Ngữ văn 11 tập 2, trang 118 và căn cứ vào nhan đề, phần mở đầu đã cho trong SGK, hãy xác định chủ đề nghị luận của văn bản.
A. Sự giàu có của In-đô-nê-xi-a
B. Sự đa dạng mà thống nhất của In-đô-nê-xi-a.
C. Sự nghèo nàn của In-đô-nê-xi-a.
D. Sự phát triển của In-đô-nê-xi-a.
Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: "Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía".
Qua phân tích bài thơ Vội vàng, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu đã cho trong SGK, hãy xác định chủ đề nghị luận của văn bản.
Sau nhan đề bài thơ “Vội vàng”, Xuân Diệu có lời đề tặng nhà thơ nào?
A. Lưu Trọng Lư
B. Thế Lữ
C. Huy Cận
D. Vũ Đình Liên
Bàn về thơ Xuân Diệu, nhà phê bình Hoài Thanh khẳng định: “Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này”.
Qua việc phân tích đoạn thơ sau, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân…”
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 22)
Đánh giá bài thơ Vội vàng - Xuân Diệu kết hợp với kiến thức nghị luận văn học.
Cảm nhận tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu qua đoạn thơ sau:
...“Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu, SGK Ngữ văn 11 Cơ bản, tập II, NXB Giáo dục, 2007, tr.22)
Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ “Vội vàng” được nhà thơ Xuân Diệu gợi lên đã có được vẻ đẹp nào?
A. Vẻ đẹp vừa gần gũi, thân quen, vừa mượt mà, đầy sức sống.
B. Vẻ đẹp giản dị, tươi tắn.
C. Vẻ đẹp lộng lẫy, hoành tráng.
D. Vẻ đẹp cổ điển, trang nhã.
Từ thái độ vội vàng của Xuân Diệu trong bài thơ cùng tên, hãy viết bài văn bàn về thái độ sống của giới trẻ hiện nay.