UT

Đọc đoạn trích
Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương
Không có gì tư đến,dẫn bình thường 
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kì
Dẫu bây giờ cha mẹ-đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi
Có roi vọt khi con hư và có lỗi 
Thương yêu con,đâu đồng nghĩa với muông chiều!
(Trích Không có gì tự đến đâu con,Nguyễn Đăng Tấn, lời ru vắng trăng NXB Lao đông,2000,tr42-43)
Câu 1:Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào.
Câu 2:chỉ ra hai hình ảnh diễn tả sự dạy dỗ của cha mẹ khi con hư và có lỗi
Câu 3:Anh/Chị hiểu như thế nào về câu thơ “Mùa bội thu trái một nắng hai sương”?
Câu 4:Anh/Chị nhận xét gì về tình cảm của tác giả với người con được thể hiện trong đoạn trích
Câu 5:Em rút ra bài học gì từ bài thơ trên?Tại sao em chọn bài học đó
Câu 6:Tác giả gửi đến độc giả thông điệp gì?Tại sao em chọn thông điệp đó?
Câu 7:Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu,anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự kiên trì và quyết tâm của con người trong cuộc sống

Bài làm đây nè
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Làm cho mik câu 1 đến 6 nhé

 

H24
17 tháng 12 2024 lúc 21:48

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2: Hai hình ảnh diễn tả sự dạy dỗ của cha mẹ khi con hư và có lỗi là:

"Có roi vọt khi con hư và có lỗi"."Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi".

Câu 3: Câu thơ “Mùa bội thu trái một nắng hai sương” muốn nói rằng thành công phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả và kiên trì.

Câu 4: Tình cảm của tác giả đối với người con là yêu thương, nghiêm khắc. Tác giả muốn con trưởng thành qua gian khó, không nuông chiều.

Câu 5: Bài học rút ra là "Muốn thành công phải nỗ lực và kiên trì". Vì thành công không tự đến mà cần lao động và vượt qua thử thách.

Câu 6: Tác giả gửi thông điệp "Không có gì tự đến, phải qua gian khổ mới thành công" để nhấn mạnh giá trị của sự nỗ lực và kiên trì trong cuộc sống.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
GS
Xem chi tiết
GS
Xem chi tiết
IY
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết