Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

HP

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?Giấy đỏ buồn không thắmMực đọng trong nghiên sầu.

Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay.Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của ai?Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn trích?Câu 3: Hãychỉ ra các yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng?Câu 4: Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ như thế nào?Câu 5: Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong hai khổ thơ bằng đoạn văn diễn dịch  có sử dụng một thán từ( gạch chân)?

DV
3 tháng 2 2021 lúc 11:32

Câu 1 : Đoạn trích từ văn bản Ông đồ. Tác giả là Vũ Đình Liên 

Câu 2 :  Mùa xuân hiện tại vẫn phố xưa nhưng cuộc sống đã thay đổi, không còn ai chú ý đến ông đồ nữa

Phương thức biểu đạt:  Biểu cảm kết hợp miêu tả và tự sự

Câu 3 :

- Điệp từ: thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ. Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết.

- Câu hỏi tu từ : không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn...

- Nhân hóa : cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng.

=> Làm nổi bật, thể hiện ông đồ đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời.

Câu 4 : Khi đặt trong cảnh Nho học suy tàn, ông đồ trong bức tranh hiện lên với tâm trạng của những u sầu, buồn bã. Vẫn là ông đồ, vẫn là mực tàu, giấy đỏ ấy nhưng chẳng còn cảnh nhộn nhịp thuở nào.Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ bị lãng quên, không còn ai quan tâm đến ông đồ.Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc.

Câu 5 :Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kẻ đón người đưa - Hết duyên di sớm về trưa, một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi. Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đắt khách” nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng đến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động củaÔng đồ ngồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẻ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này với đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên

 

Câu 5 :

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TM
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
J1
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
GS
Xem chi tiết