Trong lòng mẹ (Trích Những ngày thơ ấu)

TN

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi sau:

 “ Cô tôi  hỏi luôn, giọng vẫn ngot:

- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm. có như dạo trước đâu!

Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi. Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi như thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. Cô tôi liền vỗ vai cười mà nói rằng:

- Mày dại quá, cứ vào đi , tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá, sắm sửa cho và thăm em bé chứ.

…Tôi cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô tôi:

- Sao cô biết mợ con có con?

  Cô tôi vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn…

Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ  khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu  mẩu gỗ, tôi  quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? của ai? Viết trong hoàn cảnh nào?

Câu 2.  Tìm các chi tiết miêu tả người cô về : vẻ mặt, giọng nói, ánh mắt, hành động, lời nói? Và nêu n/x của bản thân về nhân vật bà cô trong đoạn trích?

Câu 3. Em hiểu rất kịch ở đây có nghĩa là gì? - Tại sao Hồng lại nhận thấy nét mặt của người cô khi “ cười rất kịch? Bà ta muốn gì khi nói rằng mẹ chú đang “phát tài” và nhất là khi nhấn mạnh hai tiếng “em bé”?

Câu 4.  Mới đầu, khi nghe cô hỏi tâm trạng của Hồng thế nào? Sau câu hỏi thứ hai của cô, tâm trạng của Hồng thế nào? Vì sao khi cô nói sẽ lo cho tiền tàu để vào với mẹ và thăm em bé mà những lời lẽ đó lại khiến chú bé nước mắt ròng ròng?

KA
15 tháng 9 2021 lúc 22:10

a. Người cô nói với bé Hồng

Trong hoàn cảnh: cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không thì cô chạy cho tiền tàu.

b.

Nhân vật cô trong đoạn trích có thể nói là một người lạnh lùng, vô tâm thậm chí là tàn nhẫn, độc ác. Người cô ấy không có chút cảm thông với hoàn cảnh khổ sở của đứa cháu mà chỉ tìm cách đâm chọc, để người cháu nghi kị và ghét bỏ mẹ của mình.

Thông quan người cô, Nguyên Hồng chỉ đang làm rõ về những con người đại diện cho hủ tục xã hội, cho những sự lạnh lùng, ích kỉ, mục ruỗng về tình cảm dầu là với người thân yêu nhất. Bà cô chính là đại diện cho lớp người với sự nhỏ nhen, độc ác và tàn nhẫn chà đạp lên tâm hồn mong manh, đáng thương như bé Hồng

c. Nhân vật tôi đã khóc hai lầm.

Lần một là khóc trong cuộc nói chuyện với người cô. Khóc vì nhừng lời người cô nói về mẹ đầy đau đớn, tổn thương và xúc phạm mẹ của Hồng

Lần hai là khóc khi gặp mẹ. Đây là giọt nước mắt của hạnh phúc vì Hồng được sống trong lòng mẹ, nằm trong tình yêu thương vô bờ của mẹ. 

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
VN
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
AH
Xem chi tiết
AH
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết