Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

LH

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt tè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

1. Tìm các cụm C-V trong những câu im đậm.

2. Phân tích cấu tạo của những câu có hai hoặc nhiều cụm C-V.

3. Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu.

4. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép.



pu
5 tháng 11 2018 lúc 21:30

1.1 + 1.2 Tìm và phân tích cấu tạo những câu có cụm C-V (dấu / thể hiện ngăn cách giữa chủ ngữ và vị ngữ trong các câu)

Cụm C-V lớn: Tôi/quên thế nào được…

Cụm C-V nhỏ: Những cảm giác trong sáng ấy/nảy nở trong lòng tôi (như) mấy cành hoa tươi/mỉm cười giữa bầu tời…

=> Đây là câu có cụm C - V nhỏ nằm trong cụm C - V lớn. Trong đó, cụm C - V thứ nhất là cụm C - V lớn, hai cụm C - V sau là cụm C - V nhỏ.

Buổi mai hôm ấy,một buổi mai /đầy sương thu, mẹ tôi/âu yếm dẫn tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp Cảnh vật chung quanh tôi/đều thay đổi, (vì chính) lòng tôi/ đang có sự thay đổi lớn: (hôm nay) tôi/ đi học

1.3. Trình bày kết quả phân tích ở hai bước trên vào bảng theo mẫu

1.4.Cả ba câu trên đều là câu ghép.

2. Cách nối các vế câu

2.1. Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục “Đặc điểm của câu ghép”.
2. 2. Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào ?
2. 3. Dựa vào những kiến thức đã học ở các lớp dưới, hãy nêu thêm ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép.

Bình luận (0)
pu
5 tháng 11 2018 lúc 21:31

(1) “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”
Câu này không dùng từ nối, giữa các vế có dấu phẩy
(2) “Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.”
Câu ghép các vế nối nhau bằng quan hệ từ vì.
(3) “Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.”
Không dùng từ nối, dùng dấu chấm và cặp từ hô ứng: nhưng lại
2.2. Các vế câu được nối với nhau bằng cách:
(1) Câu này không dùng từ nối, giữa các vế có dấu phẩy
(2) Câu ghép các vế nối nhau bằng quan hệ từ vì.
(3) Không dùng từ nối, dùng dấu chấm và cặp từ hô ứng: nhưng lại
2.3. Ví dụ về cách nối các vế câu trong câu ghép.

Nối bằng một quan hệ từ : và, rồi, mà, còn, song, nhưng, chứ... Ví dụ: Tôi thì thấp song anh trai tôi thì cao Nối bằng cặp quan hệ từ : vì... nên, bởi... nên, tại... nên, do... nên, nếu... thì, giá... mà, tuy... nhưng, chẳng những... mà còn... Ví dụ: Vì trời mưa nên tôi không đi chơi được Không dùng từ nối, giữa các vế câu có dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu hai chấm. Trời tối sầm lại, gió bắt đầu nổi lên, mưa nặng hạt dần.
Bình luận (0)
VH
9 tháng 11 2018 lúc 20:48

c7

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DK
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết
38
Xem chi tiết
8H
Xem chi tiết