Một cái mỏ màu nhung hươu
Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.
Một cái mỏ màu nhung hươu
Một cái mỏ màu nhung hươu, vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, mọc ngăn ngắn đằng trước. Cái đầu xinh xinh, vàng nuột và ở dưới bụng, lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
"Một cái mỏ màu ....... hươu ,vừa bằng ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế,mọc ngăn ngắn đằng trước . Cái đầu xinh xinh , vàng nuột và ở dưới bụng , lủn chủn hai cái chân bé tí màu đỏ hồng."
(TôHoài)
Cái cối tân
Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống.
U gọi nó là cái cối tân. Cái vành, cái áo đều làm bằng nan tre. Hai cái tai nó bằng tre già màu nâu. Mỗi tai có một cái lỗ tròn xoe. Lúc nào, tai cũng tỉnh táo để nghe ngóng, cối có hai hàm răng bằng gỗ dẻ. U gọi là dăm. Răng nó nhiều, ken vào nhau. Vậy nên, người ta nói “chật như nêm cối”. Nói đến cối lại phải nói đến cần. Cái cần dài bằng tre đực vàng óng. Đầu cần là củ tre, có cái chốt. Cái chốt bằng tre mà rắn như đanh, móc vào tai cối. Từ chỗ tay cầm có cái thừng buộc vào xà nhà. Đẩy đi kéo lại, cối kêu ù ù.
Chọn được ngày lành tháng tốt, u đong một gánh thóc vàng ươm. Đổ vào lòng cối, u xay thử. Từ xung quanh cối, gạo lẫn trấu chảy xuống vành rào rào như mưa, u vốc ra một nắm, tãi ra, thổi phù phù. Cả vốc gạo chỉ lỏi một vài hạt thóc, u gật đầu nói: “Cối tuy mới, chưa thuần nhưng mà nó xay được thế này là nhất đấy !”. Cứ thế ngày lại ngày qua đêm đêm tôi xay lúa với u. Đêm đêm tiếng cối ù ù vui cả xóm…
Cái cối xay cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi – cái võng đay, cái chiếu manh, cái mâm gỗ, cái giỏ cua, cái chạn bát, cái giường nứa… tất cả, tất cả chúng nó đều cất tiếng nói : “Chúng tôi được sống cùng với tuổi thơ anh. Chúng tôi hoàn toàn không muốn nhờ vả anh cái gì Chúng tôi chỉ muốn theo dõi từng bước anh đi…”
- Tân : mới.
- Nêm : mảnh cứng, nhỏ dùng để chêm cho chặt.
- Lỏi: sót lại.
- Chửa : chưa (cách nói ở một số địa phương Bắc Bộ).
- Thuẩn : quen việc.
a) Bài văn tả cái gì ?
b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì ?
c) Các phần mở bài, kết bài đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?
gạch một gạch ở những tính từ và hai gạch ở những động từ ở đoạn văn sau:
Qủa măng cụt tròn và xinh xắn như quả cam. Thân tím sẫm ngả sang đỏ màu sim. Vỏ dày và rắn, phải là bàn tay lực sĩ thì mới bóp vỡ nổi. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn hoặc năm cái tai tròn úp thìa vào nhau.
Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon
Trong một lần đi biển, Gu-li-vơ tình cờ lạc vào xứ sở của người Li-li-pút tí hon. Anh được vua nước Li-li-pút mời ở lại và trở thành một người khổng lồ giữa những người chỉ bé bằng ngón tay cái. Dưới đây là câu chuyện của anh.
Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trên lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.
Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng chiến hạm một rồi buộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.
Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã kí một hòa ước lâu dài.
Theo XUÝP
(Đỗ Đức Hiểu dịch)
Vì sao Gu-li-vơ khuyên qua vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-phút thành một tỉnh của Li-li-pút?
A.Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình.
B.Vì Gu-li-vơ ngại đánh nhau với quân địch.
C.Vì Gu-li-vơ đang sống ở nước Bli-phút.
Điền từ láy vào chỗ chấm trong đoạn văn sau để tả chim bồ câu con:
Con chim non mới được hơn hai tuần tuổi. Trông chú mới ... làm sao! Chiếc mỏ màu hồng nhạt to quá cỡ lúc nào cũng há ra như chờ đợi. Tiếng kêu ... yếu ớt. Đôi chân nhỏ xíu lẩy bẩy đỡ tấm thân ..., ... mấy đám lông măng. Đôi mắt chú tròn xoe, ... nhìn ngó xung quanh, lấy làm lạ.
(ngơ ngác, chim chíp, thưa thớt, ngộ nghĩnh, trụi lủi)
Điền từ láy vào chỗ chấm trong đoạn văn sau để tả chim bồ câu con:
Con chim non mới được hơn hai tuần tuổi. Trông chú mới ... làm sao! Chiếc mỏ màu hồng nhạt to quá cỡ lúc nào cũng há ra như chờ đợi. Tiếng kêu ... yếu ớt. Đôi chân nhỏ xíu lẩy bẩy đỡ tấm thân ..., ... mấy đám lông măng. Đôi mắt chú tròn xoe, ... nhìn ngó xung quanh, lấy làm lạ.
(ngơ ngác, chim chíp, thưa thớt, ngộ nghĩnh, trụi lủi)
Điền từ láy vào chỗ chấm trong đoạn văn sau để tả chim bồ câu con:
Con chim non mới được hơn hai tuần tuổi. Trông chú mới ... làm sao! Chiếc mỏ màu hồng nhạt to quá cỡ lúc nào cũng há ra như chờ đợi. Tiếng kêu ... yếu ớt. Đôi chân nhỏ xíu lẩy bẩy đỡ tấm thân ..., ... mấy đám lông măng. Đôi mắt chú tròn xoe, ... nhìn ngó xung quanh, lấy làm lạ.
(ngơ ngác, chim chíp, thưa thớt, ngộ nghĩnh, trụi lủi)
Đọc đoạn văn sau và cho biết: “(1) Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!(2) Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. (3) Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. (4) Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. (5) Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.” (Nguyễn Thế Hội) Đoạn văn trên có nhưng câu nào sử dụng dấu câu sai ?