Điện phân dung dịch HCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Trong quá trình điện phân, pH của dung dịch thay đổi như thế nào ?
A. tăng lên.
B. tăng lên sau đó giảm xuống.
C. không đổi.
D. giảm xuống.
Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) m gam dung dịch chứa 0,1 mol FeCl3 và 0,15 mol HCl với cường độ dòng điện không đổi 1,93A. Sau thời gian t giờ thì dung dịch sau điện phân có khối lượng (m – 5,156) gam. Biết trong quá trình điện phân nước bay hơi không đáng kể. Giá trị của t là :
A. 3,0
B. 2,0
C. 2,5
D. 1,5
Tiến hành điện phân dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, ta có kết quả như sau :
Thời gian (giây) |
Khối lượng catot tăng |
Anot |
Khối lượng dung dịch giảm |
3088 |
m gam |
Khí Cl2 duy nhất |
10,8 gam |
6176 |
2m gam |
Có khí |
18,3 gam |
t |
2,5m gam |
Có khí |
22,04 gam |
Giá trị của t là :
A. 8878
B. 8299
C. 7720
D. 8685
Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 a mol/lít và NaCl 2M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân đạt 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 1,25A trong 193 phút. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 9,195 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là:
A. 0,40
B. 0,50
C. 0,45
D. 0,60.
Điện phân 400 ml (không đổi) dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện bằng 1,93A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện phân được biểu diễn dưới đây. Giá trị của t trên đồ thị là
A. 3600.
B. 1200.
C. 1800.
D. 3000.
Điện phân 1 lít dung dịch X chứa a mol CuSO4 và b mol HCl với điện cực trơ, màn ngăn xốp và dùng điện không đổi, trong thời gian t giây thu được dung dịch pH = 1. Nếu điện phân thêm t giây nữa thì thu được dung dịch có pH = 2. Dung dịch thu được không có khả năng tạo kết tủa với dung dịch AgNO3. Giả sử thể tích dung dịch giảm không đáng kể và khí sinh ra thoát ra hết khỏi dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,005.
B. 0,045.
C. 0,015.
D. 0,095.
Điện phân 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 0,5M và NaCl 0,6M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân đạt 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 0,5A trong thời gian t giây. Dung dịch sau điện phân có khối lượng giảm 4,85 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của t là:
A. 17370
B. 14475
C. 13510
D. 15440
Điện phân 2,0 lít dung dịch gồm CuSO4 và 0,01 mol NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi cả hai điện cực đều thoát ra 448 ml lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Giả sử nước bay hơi không đáng kể trong quá trình điện phân. Giá trị pH của dung dịch sau điện phân là:
A. 1,40
B. 1,00
C. 1,20
D. 2,00
Điện phân 400mL (không đổi) dung dịch gồm NaCl, HCl và CuSO4 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 1,93A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện phân được biểu diễn trên đồ thị dưới đây.
Giá trị của T trên đồ thị là
A. 3600.
B. 1200.
C. 3000.
D. 1800.