NA

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng “Nam quốc sơn hà” uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

(Trích Phong cảnh Đền Hùng- Đoàn Minh Tuấn, Tiếng Việt lớp 5, tập 2)

CÂU 1 : Trong đoạn trích trên, có tất cả bao nhiêu từ láy?

A. 8 từ.                             B. 9 từ.                             C. 10 từ.                                     D. 11 từ.

CÂU 2  : Câu văn “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh” có mấy tiếng, mấy từ ?

A. 10 tiếng, 7 từ.              B. 9 tiếng, 7 từ.            C. 10 tiếng, 8 từ.                                  D. 10 tiếng, 6 từ.

CÂU 3 : Trong câu “Trong đền dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa”, dòng nào chỉ gồm các từ ghép Hán Việt?

A.  Nam quốc, sơn hà, uy nghiêm, hoành phi

B.  Nam Quốc, uy nghiêm, hoành phi, chính giữa.

C.  Dòng chữ, sơn hà, uy nghiêm, hoành phi.

D.  Sơn hà, uy nghiêm, hoành phi, chính giữa.

CÂU 4 : Cách giải nghĩa từ "uy nghiêm" nào đúng nhất?

A.  Có dáng vẻ trang nghiêm, gợi sự tôn kính.

B.  Có dáng vẻ thể hiện một uy lực mạnh mẽ, khiến người khác phải kính nể.

C.  Tỏ ra nghiêm với vẻ quả quyết, dứt khoát.

D.  Có ý thức coi trọng đúng mực.

CÂU 5  : Dấu gạch ngang trong câu“Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao” có tác dụng gì?

A.  Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B.  Đánh dấu phần chú thích trong câu.

C.  Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D.  Nối các bộ phận thành cặp.

CÂU 6 : Câu: "Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn" sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa.                    B. So sánh.             C. Ẩn dụ.                                    D. So sánh- Nhân hóa.

CÂU 7  : Xét về cấu trúc ngữ pháp, câu “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa” là kiểu câu:

A.  Câu đơn có nhiều chủ ngữ.                        C. Câu ghép đẳng lập.

B.  Câu đơn có nhiều vị ngữ.                           D. Câu ghép chính phụ.

CÂU 8  : Các câu văn sau được liên kết với nhau bằng các phép liên kết nào?

“Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương - con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao”.

A.  Phép thế, phép nối.                                    C. Phép lặp, phép nối, phép thế.

B.  Phép thế, phép lặp.                                     D. Phép nối, phép lặp.

CÂU 9  : Nhân vật nào được nhắc tới trong câu văn “Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược.”?

A. Sơn Tinh.          B. Mai An Tiêm      C. Thánh Gióng.                              D. An Dương Vương.

CÂU 10 : Đâu không phải là truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta?

A.  Sự tích trầu cau.                                         C. Thánh Gióng

B.  Sơn Tinh, Thủy Tinh.                                D. An Dương Vương xây thành Cổ Loa.


Các câu hỏi tương tự
LN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
2N
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết