Cách thức xâm nhập của các nước thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á ở thế kỉ XVI-XVII có điểm gì khác so với nửa cuối thế kỉ XIX?
A. Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo
B. Xâm nhập thông qua con đường buôn bán
C. Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo và buôn bán
D. Xâm nhập bằng việc sử dụng vũ lực
Giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để
A. Biến Việt Nam thành bàn đạp xâm lược Quảng Châu (Trung Quốc)
B. Tranh giành ảnh hưởng với Anh tại châu Á
C. Loại bỏ sự ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh ở Việt Nam
D. Biến Việt Nam thành căn cứ để tiến công thuộc địa của Anh
Vì sao sự xâm nhập, xâm lược của các nước tư bản phương Tây vào khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX là một tất yếu lịch sử?
A. Do nhu cầu về thị trường, nhân công, nguyên liệu ở châu Á đáp ứng được yêu cầu của phương Tây
B. Do tham vọng chi phối, khống chế thế giới của các nước tư bản phương Tây
C. Do thị trường nội địa ở các nước tư bản phương Tây yếu, không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu
D. Do các nước tư bản phương Tây đã tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Cho các nhận định sau:
1. Mĩ là nước đi đầu trong cuộc xâm lược thuộc địa ở Đông Nam Á.
2. Trong cuộc đấu tranh chống xâm lược ở Đông Nam Á, Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất ở Việt Nam.
3. Cuối thế kỉ XIX, nước duy nhất ở Đông Nam Á làm cách mạng thành công, lật đổ ách thống trị của thực dân phương Tây là In-đô-nê-xi-a.
4. Quốc gia vừa thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha lại trở thành thuộc địa của Mĩ là Philíppin.
5. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam có mối liên hệ đặc biệt với cuộc chiến đấu của nhân dân Lào và nhân dân Cam-pu-chia.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
A. 2 nhận định.
B. 3 nhận định.
C. 4 nhận định.
D. 5 nhận định.
Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến của các nước khu vực Đông Nam Á ở trong giai đoạn nào?
A. Mới hình thành
B. Bước đầu phát triển
C. Phát triển thịnh đạt
D. Khủng hoảng triền miên
Vào thế kỉ XV - XVI, hai nước ở Đông Nam Á bị thực dân Tây Ban Nha xâm lược là:
A. Mã Lai và In-đô-nê-xi-a.
B. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
C. Phi-líp-pin và Xin-ga-po.
D. In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po.
Những nước giữ được độc lập ở châu Phi trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tây hồi cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là:
A. Ê-ti-ô-pi-a, Tan-da-ni-a
B. Ê-ti-ô-pi-a, Xô-ma-li
C. Ê-ti-ô-pi-a, Tuy-ni-di
D. Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a
Vì sao cuối thế kỉ XIX, các nước ở châu Á đều bị phương Tây xâm lược, đô hộ nhưng Nhật Bản lại thoát khỏi số phận ấy?
A. Nhật Bản từ lâu đã là nước đế quốc.
B. Nhật Bản là vùng đất không giàu tài nguyên thiên nhiên.
C. Nhật Bản nhờ cuộc Cải cách Minh Trị.
D. Nhật Bản là nước thân phương Tây từ lâu.
Câu1: Tại sao trong bối cảnh giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Nhật Bản lại thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc?
Câu2: Ý nghĩa lịch sử cách mạng tháng 10 Nga năm 1917? Cách mạng tháng 10 ảnh hưởng gì đến Việt Nam?