Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

NH

Đề: Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

giúp mình với sáng mai mink thi rồi !!!

H24
21 tháng 12 2017 lúc 21:06

Dàn ý sơ lược
Mở bài:
- Giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nêu vai trò, giá trị của thế thơ này trong nền văn học dân tộc.

Thân bài:
- Giới thiệu xuất xứ của thể thơ.
- Nêu đặc điểm của thể thơ:
+ Gồm bao nhiêu câu? Số chữ trong mỗi câu?
+ Cách gieo vần?
+ Bài thơ gồm mấy phần? Đặc điểm của từng phần?
+ Niêm, luật của bài thơ?
- Trong quá trình giới thiệu đặc điểm của thể thơ, cần nêu các ví dụ minh họa.
- Nêu nét đặc sắc cũng như điểm hạn chế của thể thơ.

Kết bài:
Nêu giá trị của thể thơ này.

Bình luận (0)
H24
21 tháng 12 2017 lúc 21:07

Dàn ý chi tiết
Mở bài:
- Giới thiệu: Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thế thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng.
- Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có những bài thơ hay viết theo thể thơ này.

Thân bài:
- Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.
- Nêu đặc điểm của thể thơ:
+ Gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ.
+ Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.
+ Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới.
+ Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề.
+ Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn.
+ Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề.
+ Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng.
+ Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngủ bất luận; Nhị, tứ, lục phản minh”.
+ Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.
- Ưu - nhược điểm: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều nhưng khá gò bó, đòi hỏi niêm, luật chặt chẽ nên không dễ làm.
- Trong quá trình làm, nên lấy các ví dụ từ các bài thơ đã học để minh họa

Kết bài:
Nêu giá trị của thể thơ này.

Bình luận (1)
TK
21 tháng 12 2017 lúc 21:56

̀Thơ TNBCĐL là một thể thơ thông dụng trong các thể thơ ĐL đc các nhà thơ VN rất ưa chuộng.

Thổ thơ TNBCĐL có nguồn gốc từ thời nhà Đường ở TQ sau đó du nhập vào VN và đc các nhà thơ Trung Đại rât́ ưa chuộng.Một bài thơ TNBCĐL gồm tám câu.Mỗi câu bảy chữ.Cả bài thơ gồm bốn phần:-Đề

-Thực

-Luận

-Kết

Thể thơ TNBCĐL có nhiều quy định rất chặt chẽ về:Niêm,luật,vần.Niêm là sự dính kết các câu theo hệ thống dọc theo quy tắc:câu một kết dính vs câu tám;câu hai vs câu ba;câu bốn vs câu năm;câu sáu vs câu bảy.Luật của bài thơ đc căn cứ vào chữ thứ hai của câu một.Nếu chữ ấy là thanh B thì bài thơ làm theo luật B,và ngược lại.Để xđ vần của bài thơ ta căn cứ vào các chữ cuối của câu một,hai,bốn,sáu,tám.Nếu các chữ ấy đều làm theo vần B thì ta kết luận bài thơ có vần B và ngược lại.

Quy luật B-T của thể thơ này đc quy định như sau:nhất,tam,ngũ bất luận~Nghĩa là chữ thứ một,ba,năm của hai câu liền kề ko cần đx về thanh điệu~nhị,tứ,lục phân minh~Nghĩa là chữ thứ hai,bốn,sáu của hai dòng liêǹ kề phải đx nhau về mặt thanh điệu~

Nhịp thơ thg là nhịp 4/3 (h) 2/3/3.

NT đối thể hiện ở cặp câu 3-4,5-6.Các cặp câu này phải đảm bảo đối thanh,đối ý,đối từ loại.

Thể thơ TNBCĐL có vẻ đẹp cân đối,hài hòa,cổ điển nhưng lại gò bó,giàng buộc.

Có thể ns,thể thơ TNBCĐL là thể thơ đẹp và hay,đáng đc chân trọng.Cx vs các thể thơ khác của dân tộc,thể thơ này đã tạo nên sự đa dạng,phong phú của nền thi ca VN.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DT
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết