HH

Đề: giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em ( núi Châu Thới ) 

giúp em với nha!!! em cần gấp

NY
14 tháng 1 2018 lúc 16:19


Núi chùa Châu Thới ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Biên Hoà 4km, thị xã Thủ Dầu Một 20km, thành phố Hồ Chí Minh 24km, và đã được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia ngày 21/04/1989.

Di tích danh thắng núi Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư của các tỉnh thành: Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí danh thắng này rất thuận tiện cho việc tham quan, du lịch, vì gần các thắng cảnh, khu vui chơi nghỉ mát khác như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (Biên Hoà).

Sách “Gia Định Thành Thông Chí " đã viết: “Núi Chiêu Thới (Châu Thới) từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt, làm tấm bình phong triều về Trấn thành. Ở hang núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ra ngoài cửa tục”.

Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” cũng miêu tả khá rõ núi và chùa Châu Thới gần giống như trên: “Núi Chiêu Thới tục gọi là núi Châu Thới, ở phía Nam huyện Phước Chính 21 dặm, từng núi cao tít làm bình phong cho tỉnh thành. Khoảng giữa núi Chiêu Thới có am Vân Tĩnh là nơi ni cô Lượng tĩnh tu, di chỉ nay vẫn còn. Đột khởi một gò cao bằng phẳng rộng rãi, ở bên có hang hố và nước khe chảy quanh, nhà của nhân dân ở quanh theo. Trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long trác tích tu hành. Năm Bính Thân, đạo Hoà Nghĩa là Lý Tài chiếm cứ Châu Thới tức là chỗ này. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) đem núi này liệt vào tự điển”.

Về nguồn gốc, có căn cứ cho rằng chùa được xây vào khoảng năm 1612, do thiền sư Khánh Long, trên bước đường vân du hoằng pháp lên đồi Châu Thới thấy cảnh hữu tình, Sư cất một thảo am nhỏ để tu tịnh, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn, sau đổi tên thành chùa núi Châu Thới”. Nhưng cũng có cứ liệu cho thấy chùa núi Châu Thới lập vào năm 1681 là thời điểm hợp lý hơn cả. Nhưng cho dù được thành lập vào năm 1681, chùa núi Châu Thới ở huyện Dĩ An hiện nay vẫn là ngôi chùa xưa nhất Bình Dương và được hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam Bộ.

Cổng chùa bằng đá dưới chân núi có đề tên Chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – hỉ xả…”

 Trải qua hơn ba trăm năm lịch sử đầy biến động, chịu bao hủy hoại tàn phá của thời gian và chiến tranh, chùa núi Châu Thới nay không còn giữ được dấu tích, di vật nguyên thủy của một chùa cổ được hình thành vào hàng sớm nhất Nam Bộ. Hiện Chùa là một quần thể kiến trúc đa dạng được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau: gồm ngôi chánh điện, các điện thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn, Linh Sơn Thánh Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Ngũ Hành Nương Nương và cả điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ở đây còn cho thấy rõ nét sự dung hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian như phần đông các ngôi chùa Phật giáo ở nước ta.Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của Chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như  thế hướng về nhiều phía.

Chánh điện được thiết kế: dành phần trên thờ Phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí; tầng kế thờ Phật Thích Ca; tầng dưới là nơi thờ Phật giáng sinh. Toàn bộ những tượng đồng được đúc tại Chùa, do nhóm thợ chuyên môn của xứ Huế thực hiện. Chùa còn thờ bộ thập bát La Hán và thập điện Diêm Vương bằng đất nung. Đây là hai bộ tượng khá xưa và độc đáo của Chùa còn lưu giữ được, cho thấy nghề gốm ở địa phương đã phát triển khá sớm. Chùa cũng còn lưu giữ được ba pho tượng Phật tạc bằng đá khá xưa (có thể vào cuối thế kỷ XVII) và một tượng Quan Âm bằng gỗ được làm bằng cây mít cổ thụ hàng trăm tuổi được trồng trong vườn chùa.

 Vào năm 1988, Chùa đúc một đại hồng chung theo mẫu của chùa Thiên Mụ (Huế) nặng 1,5 tấn, cao 2 mét, đường kính 1m2, đặt trên chiếc giá chuông bằng gỗ lim do nghệ nhân Bình Dương chạm trổ các hoa văn đẹp. Những năm 1996 – 1998, Chùa tổ chức đúc thêm bảy tượng Phật bằng đồng, xây dựng một bảo tháp gồm nhiều tầng lầu cao 24 mét. Năm 2002, bên phải ngôi chùa xây dựng công trình gồm một trệt một lầu và bên trên sân thượng có xây bảo tháp thờ tượng Quan Âm bằng đồng cao 3 mét, nặng 3 tấn.

 Đến nay, Chùa không còn lưu giữ được đầy đủ những long vị và Tháp của các vị thiền sư khai sơn mà chỉ thờ các tổ bằng tượng gỗ chạm và một số long vị của các hoà thượng đời sau này. Về số cổ vật có giá trị đã được xếp loại tại chùa núi Châu Thới hiện nay cònlưu giữ được 55 hiện vật (đứng nhì trong các ngôi chùa trong tỉnh).

Bình luận (0)
TH
14 tháng 1 2018 lúc 13:46

Cách thành phố Hồ Chí Minh độ 50km đi về phía Nam, theo đường Nhà Bè qua Bình Khánh, sẽ tới khu du lịch sinh thái Cần Giờ - Lâm Viên.

Cần Giờ hấp dẫn du khách với những nhà nghỉ, hồ bơi, nhà hàng hiện đại..., sang trọng, với bãi biển phẳng lì, rừng phi lao rì rào gió thổi, với những chiếc dù to, nhỏ đủ màu sắc xếp san sát nhau đến tận mép biển luôn nhộn nhịp. Phong cảnh thiên nhiên Cần Giờ bát ngát trong màu xanh của sắc trời, sắc biển và xanh thẳm phi lao. Sáng sớm và hoàng hôn trên bãi biển Cần Giờ thật hữu tình, thơ mộng.

Cách bãi biển Cần Giờ khoảng 3km về phía Tây Bắc là khu du lịch sinh thái Lâm Viên với rừng Sác rộng hơn 40 ngàn hec-ta kéo dài từ Nhà Bè đến Ghềnh Rái. Nơi đây có khu rừng ngập mặn rộng lớn, có khu bảo tồn động vật quý hiếm như cá sấu hoa cà, rái cá, mèo rừng, nai, trăn, chồn... và họ hàng nhà khỉ đuôi dài gần một nghìn con. Nơi đây còn có khu căn cứ rừng Sác với nhà bảo tàng lịch sử lưu giữ bao kỉ vật, bao chiến công thần kì của các chiến sĩ Trung đoàn 10 anh hùng đặc công thời đánh Mĩ. Tượng đài về 860 liệt sĩ đặc công sừng sững, tráng lệ, uy nghiêm giữa màu xanh bạt ngàn của rừng đước, rừng mắm. Du khách có thể dạo mát trong rừng, tản bộ trên bãi cát, hoặc du thuyền len lỏi giữa vùng sông rạch bao la. Du khách có nghe câu hát:

" Cần Giờ bậu nhớ chớ quên

 Nhớ về rừng Sác Lâm Viên một đoàn..."

Bình luận (0)
TH
14 tháng 1 2018 lúc 13:46

Lăng Cô, phía nam giáp đèo Hải Vân, phía đông là biển xanh bao la; phía tây có đầm Lập An rộng lớn đẹp như bức tranh thủy mặc; phía bắc là mũi Chân Mây tạo nên một đường cong ngoạn mục ôm lấy vịnh Chân Mây. Cầu vượt mới xây dựng băng qua khu Lăng Cô nối với hầm đường bộ Bắc Hải Vân càng tăng thêm sức hấp dẫn của vùng du lịch này.

Lăng Cô nằm trong tam giác du lịch nổi tiếng: Bạch Mã - Cảnh Dương - Lăng Cô; còn là tâm điểm của 3 địa danh nổi tiếng trên miền Trung được Unesco xếp hạng di sản văn hóa thế giới: cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn.

Bãi tắm - bãi biển Lăng Cô dài trên 10km, mang vẻ đẹp thơ mộng, bình yên. Bãi cát trắng mịn, phẳng lì, mênh mông. Nước biển trong xanh, có thể nhìn tận đáy. Biển ở đây ít sóng, không có dòng xoáy, vực sâu nguy hiểm. Bãi biển ngăn cách với khu dân cư bởi những dải phi lao xanh tốt, tỏa bóng mát êm đềm suốt ngày đèm năm tháng.

Đến với Lăng Cô, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp thiên nhiên kì thú mà còn được du ngoạn như leo núi, bơi thuyền trên đầm phá, được hít thở không khí trong lành, vùng vẫy trong làn nước trong xanh, được thưởng thức bao hải sản - đặc sản đậm đà phong vị ẩm thực Huế.

Lăng Cò hữu tình và mến khách:

"Ai đi qua đó miền Trung,

Xin mời ghé lại thăm vùng Lăng Cô".



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/de-2-gioi-thieu-mot-danh-lam-thang-canh-o-que-em-c35a21676.html#ixzz548gJV6DBLăng Cô, phía nam giáp đèo Hải Vân, phía đông là biển xanh bao la; phía tây có đầm Lập An rộng lớn đẹp như bức tranh thủy mặc; phía bắc là mũi Chân Mây tạo nên một đường cong ngoạn mục ôm lấy vịnh Chân Mây. Cầu vượt mới xây dựng băng qua khu Lăng Cô nối với hầm đường bộ Bắc Hải Vân càng tăng thêm sức hấp dẫn của vùng du lịch này.

Lăng Cô nằm trong tam giác du lịch nổi tiếng: Bạch Mã - Cảnh Dương - Lăng Cô; còn là tâm điểm của 3 địa danh nổi tiếng trên miền Trung được Unesco xếp hạng di sản văn hóa thế giới: cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn.

Bãi tắm - bãi biển Lăng Cô dài trên 10km, mang vẻ đẹp thơ mộng, bình yên. Bãi cát trắng mịn, phẳng lì, mênh mông. Nước biển trong xanh, có thể nhìn tận đáy. Biển ở đây ít sóng, không có dòng xoáy, vực sâu nguy hiểm. Bãi biển ngăn cách với khu dân cư bởi những dải phi lao xanh tốt, tỏa bóng mát êm đềm suốt ngày đèm năm tháng.

Đến với Lăng Cô, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng bao cảnh đẹp thiên nhiên kì thú mà còn được du ngoạn như leo núi, bơi thuyền trên đầm phá, được hít thở không khí trong lành, vùng vẫy trong làn nước trong xanh, được thưởng thức bao hải sản - đặc sản đậm đà phong vị ẩm thực Huế.

Lăng Cò hữu tình và mến khách:

"Ai đi qua đó miền Trung,

Bình luận (0)
TH
14 tháng 1 2018 lúc 13:47

Hè này, mời bạn về thăm Trà Vinh quê má tôi.

Bạn sẽ đến chơi mảnh đất miền Tây Nam Bộ này. Mỗi bước chân của bạn đi về các phum sóc, qua những nẻo đường quê, bạn sẽ vô cùng thú vị, tâm hồn lâng lâng như lạc vào một thế giới bình yên mênh mông biển lúa. Lúa hát, lúa reo, lúc trỗ dâng hương ngào ngạt.

Trà Vinh hiện có 140 chùa Khơ-me ẩn hiện thấp thoáng sau màu xanh thẳm của hàng trăm hàng ngàn cây cổ thụ. Đẹp nhất, cổ kính nhất là chùa Âng (chùa Angcorette Pali) với nhiều tháp nhọn cao vút, đứng xa ngỡ là một lâu đài cổ vừa uy nghiêm vừa tráng lệ. Chùa được xây dựng trên một nghìn năm (năm 990). Hình ảnh những nhà sư đủ lứa tuổi, mặc áo vàng đi khất thực là hình ảnh quen thuộc ở nơi đây. Mỗi ngôi chùa là một trung tâm văn hóa phum sóc của đồng bào Khơ-me, của những con người hiền lành phác thực.

Sau khi đến ngắm hàng nghìn cánh cò dập dờn trong nắng chiều ở chùa Cò Giồng Lớn, bạn sẽ đến dạo quanh Ao Bà Om. Dọc theo quốc lộ 23 đi khoảng 7km sẽ tới thắng cảnh này. Mặt hồ thật trong và thật xanh trải rộng trước mặt du khách. Xung quanh hồ là những hàng, những dãy cây sao, cây dầu cổ thụ tỏa bóng mái rượi. Ngồi trên những gò cát quanh hồ, ngắm nhìn mặt hồ lăn tăn gợn sóng mà cảm thấy mát rượi cả tâm hồn. Đua ghe Ngo trên Ao Bà Om là một lễ hội truyền thống của đồng bào Trà Vinh đã lôi cuốn hàng vạn người gần xa về dự.

Mời bạn uống một cốc nước trái quách - món giải khát dược đặc biệt yêu thích ở Trà Vinh rồi lên xe đến thăm biển Ba Động, một điểm du lịch nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ đã được truyền tụng bao đời nay:

"Biển Ba Động nước xanh cát trắng,

Ao Bà Om thắng cảnh miền Tây...".

Trà Vinh, quê má tôi đó. Mời bạn đến chơi Trà Vinh nhé. Tôi sẽ dẫn bạn đi xem Ao Bà Om, đến thăm chùa Âng...



 

Bình luận (0)
TH
14 tháng 1 2018 lúc 13:50

chùa nằm ở vị trí đắc địa , cách thành phố Biên Hoà 4km, thị xã Thủ Dầu Một 20km, thành phố Hồ Chí Minh 24km, co rất nhiều con đường đến chùa từ thành phố Hồ Chí Minh , qua cầu Bình Triệu, quẹo phải theo đường Kha Vạn Cân , men theo quốc lộ 1k tầm vài km là bạn đã đến với một di tích cổ mang tầm quốc gia , một nơi cổ kính cho con người ta nghĩ ngơi giữa một xã hội phát triển

chùa Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia ngày 21/04/1989.Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ (ở nửa sau thế kỷ XVII), có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay.

bàng công nhận chùa thuộc di tích quốc gia

bàng công nhận chùa thuộc di tích quốc gia

sách “Sơ thảo Phật giáo Bình Dương” nói về nguồn gốc ngôi chùa này: “Ngôi chùa đầu tiên ở vùng đất Bình Dương ngày nay được xây vào khoảng năm 1612, do thiền sư Khánh Long, trên bước đường vân du hoằng pháp) lên đồi Châu Thới thấy cảnh hữu tình, sư cất một thảo am nhỏ để tu tịnh, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn sau đổi tên thành chùa núi Châu Thời” . Nhưng sau đó mấy trang, tác giả cuốn Sách tỏ ra hồ nghi và cho rằng năm thành lập chùa 1612 như nói trên là không hợp lý. Trước hết năm 1612 không phải là năm Tân Dậu mà là năm Nhâm Tý, hơn nữa năm 1612 là thời điểm quá sớm so với  việc định cư của người Việt tại vùng đất mới này. Rồi tác giả đưa ra nhận định: “Chùa lập vào năm 1681, sau này ngài Thành Nhạc trùng tu và hành đạo nơi đây thì hợp lý hơn”(3).

chùa Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư của các tỉnh thành: Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí danh thắng này rất thuận tiện cho việc tham quan, du lịch, vì gần các thắng cảnh, khu vui chơi nghỉ mát khác như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (Biên Hoà).

chùa từ trên cao

chùa từ trên cao

Cổng chua bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cửa Tam quan có ba máy  cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – Hỉ xả…” .

cổng dành cho khách bộ hành

cổng dành cho khách bộ hành

Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Ngoài việc có niên đại hình thành khá sớm cách đây trên 300 năm, chùa còn có nhiều giá trị về đặc điểm cấu trúc cũng như về nghệ thuật thao tác tạo hình như đúc, nung, điêu khắc, chạm trổ qua các tranh tượng vật dụng, tự khí bằng đồng, gỗ, đất nung… Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, tầng kế thờ Phật Thích Ca, tầng dưới là nơi thở Phật giáng sinh, các điện thờ này đều được trang trí bao lam sơn son thếp vàng với chạm khắc rồng phượng và chim muông hoa lá.

Vào năm 1988, Chùa đúc một đại hồng chung theo mẫu của chùa Thiên Mụ (Huế) nặng 1,5 tấn, cao 2 mét, đường kính 1m2, đặt trên chiếc giá chuông bằng gỗ lim do nghệ nhân Bình Dương chạm trổ các hoa văn đẹp. Những năm 1996 – 1998, Chùa tổ chức đúc thêm bảy tượng Phật bằng đồng, xây dựng một bảo tháp gồm nhiều tầng lầu cao 24 mét. Năm 2002, bên phải ngôi chùa xây dựng công trình gồm một trệt một lầu và bên trên sân thượng có xây bảo tháp thờ tượng Quan Âm bằng đồng cao 3 mét, nặng 3 tấn.

chuông đồng nặng 2,5 tấn

chuông đồng nặng 2,5 tấn

Ngoài ra, chùa còn có một tượng Quan Âm Bồ Tát lộ thiên cao 22,5m, nặng trên 100 tấn, được xem là pho tượng cao nhất của tỉnh Bình Dương và tượng Quan Thánh Đế có trọng lượng đến sáu tấn. Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ học đã tìm được rìu đá, đục đá, nhiều mảnh gốm… có niên đại khoảng 4000 năm. Đến nay chùa chỉ còn giừ được 5 long vị từ thế hệ truyền thừa đời thứ 40 của phái lâm tế dòng Bổn Nguyên như: Hồng Kiềm (đời 40), Nhật Liên (đời 41), Nhật tâm (đời 41), Lệ thiên (đời 42), Lệ Huệ (đời 43). Về số cổ vật có giá trị đã được xếp loại tại chùa Núi Châu Thới hiện nay còn lưu giừ được 55 hiện vật.

ượng Quan Âm Bồ Tát lộ thiên cao 22,5 m, nặng trên 100 tấn, được xem là pho tượng cao nhất của tỉnh Bình Dương

chùa cũng có góp rất nhiều công sức trong việc nuôi giấu cách mạng. Trong thời Pháp thuộc, nhờ vào địa thế hiểm trở và cảnh u tịch của chốn thiền môn, nhiều người yêu nước thường đến đây ẩn náu, tụ họp để hoạt động chống Pháp. Chẳng hạn vào năm 1916 các hội viên của “Thiên Địa Hội” thuộc vùng Dĩ An – Lái Thiên đã đến chùa Châu Thới tập võ nghệ mưu tính việc chống lại bọn cai trị người Pháp.Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ, chùa núi Châu Thới là nơi có nhiều cán bộ, chiến sĩ ta ẩn náu và hoạt động cách mạng

Bình luận (0)
NY
14 tháng 1 2018 lúc 16:15

Chùa núi Châu Thới là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ, được gìn giữ, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay. Ngôi chùa tọa lạc trên núi Châu Thới cao 82m, rộng 25ha, xung quanh là vùng đồng bằng, thuộc phường Bình An, thị xã Dĩ An.

Theo sử triều Nguyễn, chùa trên núi Châu Thới do Thiền sư Khánh Long tạo dựng vào thế kỷ 17. Qua nhiều lần trùng tu, mở rộng, đến nay chùa Châu Thới đã là một quần thể kiến trúc đa dạng, được xây dựng hoành tráng và sở hữu những nét kiến trúc tinh xảo, bao gồm: Chánh điện, nhà tổ, điện Thiên Thủ Thiên Nhãn, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Ngũ Hành Nương Nương... Điểm nổi bật trong kiến trúc của chùa núi Châu Thới là việc sử dụng các mảnh gốm sứ để trang trí, tạo hình rồng phượng, đắp các bức tranh mô tả sự tích của nhà Phật rất công phu và lộng lẫy.

Chùa núi Châu Thới vẫn còn lưu giữ nhiều tượng và chuông có giá trị văn hóa - lịch sử như: bộ tượng đồng nơi chánh điện, 2 bộ tượng cổ là Thập bát La Hán và Thập điện Diêm Vương bằng đất nung, 3 pho tượng đá từ thế kỷ 18, cùng 1 tượng Quan Âm bằng gỗ mít hàng trăm tuổi... Vào năm 1988, chùa núi Châu Thới cho đúc một đại hồng chung theo mẫu chùa Thiên Mụ (Huế), nặng 1.5 tấn, cao 2m. Năm 2003, thêm một chiếc đại hồng chung bằng đồng được đúc ngay tại chùa với trọng lượng khoảng 5 tấn. Ngoài ra, chùa bà Châu Thới còn có một tượng Quan Âm Bồ Tát lộ thiên cao 22.5 m, nặng trên 100 tấn, được xem là pho tượng cao nhất ở tỉnh Bình Dương.

Ngoài yếu tố tâm linh và vẻ đẹp kiến trúc, chùa núi Châu Thới còn thu hút du khách bởi không khí mát mẻ, phong cảnh hữu tình, xung quanh được bao bọc bởi nhiều cây cổ thụ và hồ nước xanh biếc, tĩnh lặng. Đến tham quan chùa Châu Thới ở Bình Dương, bước qua 220 bậc đá phủ lớp rêu phong của thời gian, du khách sẽ cảm nhận được sự thanh thoát, tịnh không của cõi Phật trong một không gian thoáng đãng và thơ mộng. Từ trên cao, du khách còn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Thủ Dầu Một, Biên Hòa và dòng sông Đồng Nai quanh co uốn khúc...

Hàng năm, vào các ngày rằm và mồng một, chùa núi Châu Thới ở Bình Dương đón tiếp nhiều khách thập phương đến viếng chùa, lễ Phật và tịnh tâm. Đây còn là Di tích danh thắng cấp quốc gia được công nhận vào năm 1989.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
AD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
YS
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết