AN

 

Đề 1:

          Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

"...Mấy người bạn ấy cùng đi

Đường dài, bước chân đỡ mỏi

Dẫu chẳng có gì cho nhau

Vẫn thấy giàu lên gấp bội

 

Mỗi người thêm nhiều con mắt

Mỗi người thêm nhiều cảm rung

Trời cũng thêm nhiều màu sắc

 Đất cũng thêm chiều mênh mông…”

(Trích Tình bạn, Trần Lê Văn)

Câu 1.Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 2. Đoạn thơ trên viết về chủ đề gì? Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7 cùng chủ đề với đoạn trích? Nêu khái quát nội dung ý nghĩa của khổ thơ sau bằng một câu văn hoàn chỉnh:

"Mấy người bạn ấy cùng đi

Đường dài, bước chân đỡ mỏi

Dẫu chẳng có gì cho nhau

Vẫn thấy giàu lên gấp bội"

Câu 3.  Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

"Mỗi người thêm nhiều con mắt

Mỗi người thêm nhiều cảm rung

Trời cũng thêm nhiều màu sắc

Đất cũng thêm chiều mênh mông"

 

Đề 2:

 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Không có gì tự đến đâu con

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Không có gì tự đến, dẫu bình thường

Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.

Như con chim suốt ngày chọn hạt

Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ…”

(Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn,

(Tuyển tập thơ Lời ru vầng trăng, XBN Lao động, năm 2000, trang 42)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Em hiểu như thế nào về những câu thơ:

Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa

Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa

Mùa bội thu trải một nắng hai sương.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Như con chim suốt ngày chọn hạt.

Đề 3:

Cho đoạn thơ sau:
   “Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
 Quê hương là đường đi học
  Con về rợp bướm vàng bay”

(Quê hương của Đỗ Trung Quân)

1. Nêu phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm các phép tu từ, tác dụng của phép tu từ đó?
3. Cảm nhận của em về nội dung bài thơ (3-4 câu)


Các câu hỏi tương tự
AN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
NQ
Xem chi tiết