Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các amino axit đều là chất rắn điều kiện thường
(2) Tất cả các amino axit đều không làm đổi màu quì tím
(3) Glyxin phản ứng được với tất các chất sau: dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4
(4) Tất cả các amino axit đều có khả năng trùng hợp tạo peptit
(5) Có thể dùng quì tím để phân biệt các dung dịch alanin, lysin, axit glutamic
(6) Trong phân tử amino axit vừa chứa liên kết cộng hóa trị, vừa chứa liên kết ion
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
Cho các nhận định sau:
(1)Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glyxerol.
(2)Đốt cháy hoàn tơàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(3)Ờ điều kiện thường, glyxylglyxin hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu tím.
(4)Dung dịch của glyxin không làm đổi màu quì tím.
(5)Các a-aminoaxit đều có tính lưỡng tính.
Số nhận định đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Cho các phát biểu sau:
(1) Với công thức phân tử C2HxOy (M < 62; x, y > 0) có 4 hợp chất hữu cơ mạch hở có thể phản ứng với AgNO3/NH3.
(2) Có 4 hiđrocacbon mạch hở (số cacbon nhỏ hơn 4) làm mất màu dung dịch Br2/CCl4.
(3) Có 5 chất có công thức cấu tạo khác nhau và M = 90u (mạch hở, không phân nhánh, chứa C, H, O, chỉ chứa nhóm chức có H linh động) hòa tan được Cu(OH)2 và khi tác dụng với Na dư được số mol H2 bằng số mol chất đó.
(4) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(5) Tơ axetat và tơ visco thuộc loại tơ bán tổng hợp.
(6) Lysin, axit glutamic, axit lactic, phenylamin, benzylamin đều làm đổi màu quỳ tím.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3.
C. 1
D. 4
Cho các dung dịch: CH 3 COOH (1), C 2 H 5 OH (2), C 2 H 5 NH 2 (3), H 2 N - CH 2 - COOH (4), HOOC - CH 2 CH 2 - CH ( NH 2 ) COOH (5), H 2 N - CH 2 - CH ( NH 2 ) COOH (6), CH 3 COOC 2 H 5 (7).
Các dung dịch có thể làm đổi màu quỳ tím là:
A. (1), (3), (6), (7).
B. (1), (3), (5), (6).
C. (3), (4), (5), (6).
D. (1), (3), (4), (5).
Cho các nhận xét sau:
(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước.
(2) Anilin làm quỳ tím ẩm đổi thành màu xanh.
(3) Dung dịch HCl làm quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ.
(4) Phenol là một axit yếu nhưng có thể làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.
(5) Trong các axit thuộc dãy đồng đẳng của axit formic thì axit formic có tính axit mạnh nhất.
(6) Oxi có thể phản ứng với Ag ở nhiệt độ cao.
Trong số các nhận xét trên, số nhận xét không đúng là:
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau :
Mẫu thử |
Thí nghiệm |
Hiện tượng |
X |
Tác dụng với Cu(OH)2 |
Hợp chất màu tím |
Y |
Quì tím ẩm |
Quì đổi xanh |
Z |
Tác dụng với dung dịch Br2 |
Dung dịch mất màu và có kết tủa trắng |
T |
Tác dụng với dung dịch Br2 |
Dung dịch mất màu |
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là :
A. Acrilonitrin, Anilin, Gly-Ala-Ala, Metylamin.
B. Gly-Ala-Ala, Metylamin, Acrilonitrin, Anilin.
C. Gly-Ala-Ala, Metylamin, Acrilonitrin, Anilin.
D. Metylamin, Anilin, Gly-Ala-Ala, Acrilonitrin.
Dãy các chất đều có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 nhưng không làm mất màu dung dịch nước brom là
A. glixerol, axit axetic, axit fomic, glucozơ.
B. glixerol, axit axetic, saccarozơ, fructozơ.
C. glixerol, axit axetic, anđehit fomic, mantozơ.
D. glixerol, axit axetic, etanol, fructozơ
Chất X có công thức cấu tạo: HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2. Cho các phát biểu sau về X:
(1) X là đipepit tạo thành từ alanin và glyxin.
(2) X có phản ứng màu biure.
(3) X không làm đổi màu quỳ tím.
(4) Phân tử khối của chất X là 164 đvC.
(5) Khi đun nóng X trong dung dịch NaOH vừa đủ, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm 2 muối.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Có các dung dịch sau (trong dung môi nước): CH3NH2 (1); anilin (2); amoniac (3); HOOC-CH(NH2)-COOH (4); H2N-CH(COOH)-NH2(5), lysin (6), axit glutamic (7). Các chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (1), (2), (3), (5)
C. (1), (2), (3)
D. (1), (3), (5), (6)