Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

KR

Đang cần gấp. Mình cảm ơn trước nhé mai thi rồi

Đề bài 1: Thuyết minh về một con vật nuôi ( Con mèo)

Đề bài 2: Thuyết minh về một thể loại văn học

Các bạn đừng cóp trên mạng nhé,Vì cóp trên đó mình cũng cóp đc. Mình cảm ơn nhiều

H24
13 tháng 12 2017 lúc 21:31

Đề 2:

I. Mở bài:
Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc thể thơ:
Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:
2. Các quy tắc:
a/ Dàn ý: thông thường chia làm 4 phần:
_ Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài).
_ Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài.
_ Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài.
_ Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
b/ Vần: thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
c/ Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
d/ Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hổ hay đối tương phản.
e/ Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
f/ Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định:
Nhất, tam, ngũ bất luận.
Nhị, tứ, lục phân minh.
_ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu.

Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
B T B
Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,
T B T
Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,
T B T
Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.
B T B
.................................................. .......
_ Bài thơ viết theo luật trắc:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
T B T
Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
B T B
Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú
B T B
Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
T B T
.................................................. ...........
3. Các biệt thể của thể thơ:
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:
_ Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
_ Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
_ Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
4. Đánh giá:
Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.
III. Kết bài:
Ngày nay trong quá trình phát triển văn học, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật không còn được người làm thơ ưa thích sử dụng, do những quy tắc chặt chẽ của nó không đáp ứng được những cách thể hiện phong phú đa dạng tâm hồn tình cảm của người yêu thơ. Tuy nhiên, thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật vẫn là thể thơ có một giá trị bền vững lâu dài trong nền văn học Việt Nam.
Bình luận (0)
H24
13 tháng 12 2017 lúc 21:30

Đề 1:

I. Mở bài: Giới thiệu về loài mèo, con vật gần gũi với chúng ta.

II. Thân bài:

– Đặc điểm:

+ Mèo là động vật 4 chân, thuộc lớp thú, lông dày, nhiều màu khác nhau.

+ Ria mép : dài.

+ Tai: có thể nghe âm thanh từ rất xa, nhạy cảm với âm thanh.

+ Mắt: ban đêm, mắt mèo mở to như trăng rằm, mắt mèo có hình hạt táo.

+ Chân: cũng như chó thì mèo có móng vuốt dài, bàn chân có đệm thịt dày.

+ Đuôi: dài nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng.

– Tập tính:

+Mèo thích ấm áp, sợ rét.

+ Mèo rất thích bắt chuột.

+ Mèo rất thích leo trèo, bắt chuột.

+ Loài mèo thích được vuốt ve.

– Vai trò:

+ Con mèo loài vật có ích: bắt chuột để bảo vệ mùa màng, giữ gìn đồ dùng tránh xa sự phá hoại của chuột.

+ Nhiều người nuôi để làm cảnh với nhiều giống mèo đẹp.

III. Kết bài: Nêu lên được vai trò, lợi ích của loài mèo đối với con người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết