NT

Dạng 3: Phân biệt đơn chất và hợp chất. Trong các công thức sau đâu là đơn chất, đâu là hợp chất: H3PO4, O3, MgO, Al2(SO4)3, Ag, BaCl2, NaOH, Cl2, H2SO4, Ba(NO3)2, K3PO4, K, N2O, N2.

Dạng 4: Nguyên tử. Bài 1: Trả lời các câu hỏi sau: a. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào? b. Nguyên tử gồm các hạt nào mang điện? c. Khối lượng những hạt nào bằng nhau?

Bài 2: Hoàn thành bảng sau:

Bài 3: Tính: a. Khối lượng bằng g của 1 đvC? b. Tính khối lượng bằng g của 1 nguyên tử: 1. Ag 2. F 3. Ca 4. Cr 5. Li

Bài 4: Xác định X biết: 

a. Nguyên tố X có nguyên tử khối gấp 26 lần phân tử H2.

 b. Nguyên tố X có nguyên tử khối gấp 3,86lần phân tử N2.

 c. Nguyên tố X có nguyên tử khối gấp 2,5 lần phân tử O2.

 d. Nguyên tố X có nguyên tử khối gấp 1,13 lần phân tử Cl2.

Bài 5: Khi nào khi bơm vào bóng bay giúp bóng bay lên, biết PTK không khí = 29?

 a. SO3

 b. CH4

 c. N2O 

d. NH3

 e. SO2

 g. H2S 

Dạng 5: Tính phân tử khối

Bài 1: Tính phân tử khối của:

 a. Ba3(PO3)2

 b. Al(OH)3

 c. Ba(OH)2

 d. Al(NO3)3

 e. Fe2(SO4)3 

Bài 2: Xác định A biết:

 a. Phân tử khối A(OH)2 là 58

 b. Phân tử khối A(NO2)3 là 194.

 c. Phân tử khối A(NO3)2 là 189.

Dạng 6: Tính hóa trị.