Ở Trung Quốc, sử học bắt đầu từ thời ………..(a)……….. đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là …………(a)………….. Bộ sử kí mà ông soạn thảo là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư tưởng và tư liệu.
Chọn từ thích hợp điền vào vị trí (a):
A. Tần
B. Tây Hán
C. Đường
D. Tống
Dựa vào đoạn tư liệu sau và hiểu biết của các bạn hãy trả lời câu hỏi:
“Tên húy là Tư Thành, lại húy là Hạo, là con thứ tư của Thái Tông. Ở ngôi 38 năm, thọ 56 tuổi, băng táng ở Chiêu Lăng. Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được. Nhưng công trình thổ mộc vượt quá quy mô xưa, tình nghĩa anh em thiếu hẳn lòng nhân ái. Đó là chỗ kém vậy.”
(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư)
Đoạn văn trên nói về vị vua nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Thái Tông.
D. Lê Nhân Thông.
Đại Nam thực lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.
A. Đúng
B. Sai.
Ý nào giải thích đúng nhất lí do Acơba – vị vua thứ tư của vương triều Môgôn – là vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ?
A. Ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng
B. Ông đã thực hiện hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo
C. Ông rất quan tâm phát triển kinh tế
D. Ông đề ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, văn nghệ
Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời cổ đại là gì?
A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.
B. Ma-ha-bha-ra-ta và Pritsicat.
C. Ra-ma-ya-na và Xat-sai-a.
D. Ra-ma-ya-na và Mê-ga-đi-ta.
Nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử chính thống dưới triều Nguyễn thuộc về
A. Quốc sử quán
B. Quốc sử viện
C. Quốc tử giám
D. Văn miếu
Dựa vào đoạn dữ liệu sau để trả lời câu hỏi:
“Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận cửu chân Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, đủ biết hình thế đất Việt ta đủ dựng cơ nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng đàn bà ư? Ôi có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy”.
(Ngô Sĩ Liên (2004), Đại Việt Sử kí toàn thư, tập 1, NXB Văn hóa thông tin)
A. Đế
B. Vương
C. Tiết độ sứ
D. Vua.
Thế kỉ X - XV, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã tạo điều kiện cho sự hoà thuận giữa nhà nước và nhân dân nhờ
A. chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp
B. đẩy mạnh sản xuất công nghiệp
C. mở rộng kinh tế đối ngoại
D. bãi bỏ các thứ thuế vô lí
Điểm khác nhau cơ bản nhất của bộ máy nhà nước thời Lê sơ với bộ máy của các triều đại trước đó là gì?
A. Không còn chức tể tướng dưới một người trên vạn người.
B. Tổ chức các cơ quan làm nhiệm vụ giám sát chặt chẽ.
C. Tổ chức thành 6 bộ: Lại, hộ, lễ, binh, hình, công.
D. Xây dựng các cơ quan chuyên trách: Hàn lâm viện, Quốc sử viện…