Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

H24

- Đặc điểm, tính chất  quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.

LL
26 tháng 12 2021 lúc 11:00

I. THỰC VẬT C₃

Thực vật C₃ gồm các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố rộng khắp mọi nơi trên Trái Đất.

Các pha của quang hợp ở thực vật C₃

a. Pha sáng:

- Khái niệm: Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Pha sáng diễn ra trong lục lạp tại tilacôit.

- Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước → Giải phóng oxi, bù lại electron cho diệp lục a, các proton H+ đến khử NADP+ thành NADPH:

2H₂O  → 4H+ + 4e- + O₂

- ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.

Lý thuyết Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM ảnh 1

Hình 1: Quá trình quang hợp ở thực vật

b. Pha tối:

- Pha tối ở thực vật C₃ chỉ có chu trình Canvin, diễn ra trong chất nền của lục lạp:

 

Chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn:

Lý thuyết Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM ảnh 2

Hình 2 : Chu trình Canvin

* Giai đoạn cố định CO:

+ Chất nhận CO₂ đầu tiên và duy nhất là hợp chất 5C (Ribulozo- 1,5- điphotphat (RiDP))

+ Sản phẩm đầu tiên là hợp chất 3C (Axit photphoglyxeric - APG)

ADVERTISING X

* Giai đoạn khử

+ APG (axit phosphoglixeric) → AlPG (aldehit phosphoglixeric), ATP, NADPH

+ Một phần AlPG tách ra khỏi chu trình và kết hợp với 1 phân tử triozo khác để hình thành C₆H₁₂O₆ từ đó hình thành tinh bột, axit amin …

* Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat).

+ Phần lớn AlPG qua nhiều phản ứng cần ATP → tái tạo nên RiDP để khép kín chu trình.



 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
EH
Xem chi tiết
EN
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết