Bài 6: Biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất

NQ

Đặc điểm của dất chua và đất đồi núi

TH
7 tháng 11 2018 lúc 8:55

Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat (SO42-) và có độ pH rất thấp, chỉ khoảng 2-3.Đất phèn ở An Giang phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần của Châu Phú, với tổng diện tích khoảng 30.136 ha, trong đó Tri Tôn chiếm 67%. Nhóm đất này được hình thành do quá trình biển tiến cách đây 6.000 năm để lại, đặc biệt trong môi trường vũng vịnh biển nông, trên đó rừng ngập mặn phát triển mạnh mẽ như đước, sú, mắm…Các loại thực vật này thường tích lũy chất lưu huỳnh trong thân và rễ dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Khi những khu rừng này bị vùi lấp, xác của chúng được các vi sinh vật yếm khí phân hủy và thải lưu huỳnh ra môi trường dưới dạng sunfit. Chúng kết hợp với các ion kim loại sắt, nhôm vừa được dòng nước mang đến từ lục địa tạo thành những lớp đất chứa nhiều pyrite.Pyrite chứa trong tầng trầm tích đầm lầy còn gọi là tầng phèn tiềm tàng, nhưng chúng lại dễ bị oxy hóa trong điều kiện tiếp xúc với không khí.Dựa trên nguồn gốc hình thành và mức độ nhiễm phèn trong đất, có thể chia đất phèn ở An Giang thành các loại tầng đất sinh phèn (phèn tiềm tàng), tầng đất than bùn chứa phèn, đất nhiều phèn và đất bị nhiễm phèn.

Là nhóm đất được hình thành từ quá trình phong hóa, xâm thực của các đồi núi đá. Sau đó bị các dòng lũ mang xuống tích tụ thành những vành đai thổ nhưỡng xung quanh núi dưới dạng : yếm phù sa, viên chùy, rảnh xói và đất phong hóa.Đất đồi núi chủ yếu phân bố tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn (vùng Ba Thê). Tổng diện tích đất đồi núi ở An Giang khoảng 29.320 ha, chiếm 8,6% tổng diện tích đất của tỉnh.Đất đồi núi được phân thành các loại sau:

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TM
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
QP
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết