NH

Đặc điểm chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế thứ hai là:

A. Đi từ phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành độc lập

B. Phong trào đấu tranh vũ trang

C. Phong trào đấu tranh chính trị

D. Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang

PH
12 tháng 7 2017 lúc 17:01

Đáp án A

Phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn:  Dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại (đảng của giai cấp tư sản) do M.Ganđi và G.Nêru đứng đầu, đấu tranh dưới các hình thức khởi nghĩa tổ chức, biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi thị….

 + Ngày 19 – 2 – 1946, hai vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở cảng Bombay tổ chức biểu tình tuần hành chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc.

+ Hai mươi vạn công nhân, học sinh, sinh viên và đông đảo nhân dân Bombay đã bãi công, bãi thị, bãi khóa. Cuộc bãi công sau đó trở thành khởi nghĩa vũ trang của nhân dân, kéo dài trong ba ngày liền (từ ngày 21 – 2 đến  23 – 2 – 1946) mới bị dập tắt. Công nhân nhiều thành phố bãi công hưởng ứng như Cancútta, Carasi, Mađrat,…

+ Nông dân đấu tranh đòi chỉ nộp 1 – 3 thu hoạch cho địa chủ (Phong trào “Tephaga”). Nhiều nơi nông dân nổi dậy cướp tài sản của địa chủ.

+ Đầu năm 1947, cao trào bãi công của công nhân đã nổ ra ở nhiều thành phố lớn, như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở thành phố Cancútta (tháng 2 – 1947).

Khởi nghĩa vũ trang giành độc lập:

+ Không thỏa thuận với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh đòi thực dân Anh phải trả độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ. Trước sức ép đấu tranh mạnh mẽ của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhận hoàn toàn nền độc lập của Ấn Độ. 

+ Ngày 26 – 1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và nước Cộng hòa Ấn Độ chính thức được thành lập.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết