Đáp án là D
Vào giữa trưa, cường độ ánh sáng quá mạnh, các tia sáng có bước sóng ngắn tắng lên, nhiệt độ cao → cường độ quang hợp của thực vật có thể giảm mạnh
Đáp án là D
Vào giữa trưa, cường độ ánh sáng quá mạnh, các tia sáng có bước sóng ngắn tắng lên, nhiệt độ cao → cường độ quang hợp của thực vật có thể giảm mạnh
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
II. Quang hợp bị giảm mạnh và có thể bị ngừng trệ khi cây bị thiếu nước.
III. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quang hợp thông qua ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
IV. CO2 ảnh hưởng đến quang hợp vì CO2 là nguyên liệu của pha tối.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tang nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (2) và (4)
C. (2), (3) và (4)
D. (1) , (3) và (4)
Những phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau?
(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.
(3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.
(4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 - 35o C rồi sau đó giảm mạnh.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (4).
B. (1), (2) và (4).
C. (1), (2), (4) và (5).
D. (1), (2), (3), (4) và (5).
Trong môi trường có cường độ ánh sáng mạnh, thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 bởi bao nhiêu đặc điểm trong những đặc điểm dưới đây?
I. Cường độ quang hợp cao hơn
II. Điểm bù CO2 cao hơn
III. Điểm bão hòa ánh sáng cao hơn
IV. Thoát hơi nước mạnh hơn
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến quang hợp của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cùng một cường độ ánh sáng như nhau thì tia xanh lục thường có năng suất quang hợp cao hơn tia xanh tím.
II. Cùng một nhiệt độ như nhau thì các loài cây sống trong cùng một môi trường sẽ có cường độ quang hợp như nhau.
III. Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong pha sáng và trong pha tối của quang hợp.
IV. Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài khác nhau là khác nhau.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Tất cả các lo ại tia sáng đều tác động đến quang hợp với cường độ như nhau.
II. Cùng một cường độ ánh sáng giống nhau thì t ất cả các tia sáng đều có tác động đến quang hợp với cường độ như nhau.
III. Khi cư ờng độ ánh sáng vư ợt qua điểm bão hòa thì cường độ quang hợp sẽ t ỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng.
IV. Các tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp cacbonhidrat, tia ánh sáng đỏ kích thích tổng hợp axit amin và protein
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Cho các đặc điểm của thực vật:
(1) Các tế bào lá có 2 loại lục lạp.(2) Điểm bù CO2 thấp.
(3) Điểm bão hoà ánh sáng thấp.(4) Cường độ quang hợp thấp.
(5) Năng suất sinh học cao.(6) Xảy ra hô hấp sáng mạnh.
Các đặc điểm sinh lý có ở những thực vật C4 là
A. (3), (5), (6)
B. (1), (3), (6).
C. (2), (4), (5)
D. (1), (2), (5).
Cường độ quang hợp của thực vật có thể giảm mạnh vào khi nào?
A. Buổi sáng
B. Buổi sáng và buổi chiều
C. Buổi chiều
D. Giữa trưa
Cho đồ thị và mối liên quan giữa quang hợp và nhiệt độ Dựa vào sơ đồ cho biết kết luận nào sau đây đúng?
1. Cường độ quang hợp phụ thuộc rất chặt chẽ vào điều kiện nhiệt độ. 2. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hơp giảm và giảm dần đến 0. 3. Cường độ quang hợp ít bị chi phối bởi nhiệt độ mà phụ thuộc nhiều vào nồng độ CO2 và cường độ ánh sáng. 4. Khi nhiệt độ tăng lên thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh, thường đạt cực đại ở 25 – 35oC rồi sau đó giảm dần đến 0
A. 3, 4
B. 1, 4
C. 1, 2, 4
D. 1, 3, 4