Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân rộng lớn, có tổ chức và kéo dài nhất trong phong trào công nhân quốc tế nừa đầu thế kỉ XIX là cuộc đấu tranh nào ?
Đọc đoạn trích dưới đây:
''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.
Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta? Hãy thử mường tượng đáng nhẽ viễn cảnh đó sẽ không xảy ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc làm cụ thể.
Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.''
(Sự tàn nhẫn của im lặng, Nguyễn Công Thảo, http://dienngon,vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, để phá vỡ thói quen im lặng" thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ "Hãy bắt đầu" góp phần mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác” ? Vì sao?
Câu 1. Nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa (TBCN) ra đời trong điều kiện lịch sử:
A. Xã hội phong kiến đã bị suy yếu.
B. Giai cấp tư sản bị giai cấp phong kiến kìm hãm.
C. Câu A, B đúng.
D. Câu A, B sai.
Câu 2. Thế kỉ XVI, XVII sự phát triển chung của Châu Âu, quan hệ TBCN phát triển mạnh nhất ở nước.
A. Hà Lan.
B. Anh.
C. Pháp.
D. Mĩ.
Câu 3. Các câu sau đây câu nào đúng, câu nào sai nói về nước Anh (Đúng ghi Đ, sai ghi S):
a. Quan hệ TBCN ở Anh phát triển mạnh nhất ở Châu Âu. | ............ |
b. Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn. | ............ |
c. Địa chủ chuyển thành quý tộc mới. | ............ |
d. Tư sản, quý tộc mới mâu thuẫn gay gắt với nhau. | ............ |
Câu 4. Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa cuộc cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ theo mẫu sau:
Hình thức cách mạng | Kết quả cách mạng | |
Cách mạng tư sản Anh | ||
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bác Mĩ |
Câu 5. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi? Ý nghĩa lịch sử?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu nào có tác dụng liên kết giữa các đoạn văn với nhau ?
a) Đoạn 1 :
Đoạn 2 : Trở lên, tôi đã đứng về phía người đọc, người nghe mà nhìn nhận tấc dụng của phê bình. Cũng có thể đứng về phía người sáng tấc mà nhìn nhận vấn đề...
(Theo Hoài Thanh)
b) Là nhà thơ, tôi muốn nói Xuân Diệu có một tâm hồn, một trái tim chân chính. Anh thành thật yêu thương cũng như căm thù. Anh luôn đứng Ở hàng đầu của cuộc đâu tiranh : đấu tranh với địch củng như đấu tranh về tư tưởng.
Là nghệ sĩ, tôi muôn nói Xuân Diệu đặt rất cao sự lao động nghệ thuật Tôi đã nói : Xuân Diệu là nhà thơ dồi dào. Tôi nói thêm : Xuân Diệu là một nhả thơ luôn luôn tìm tòi. Anh không yên Ổn và không để cho chúng ta yên Ổn.
1:trình bày nguyên nhân và điều kiện gây ra các cuộc phát kiến địa lý thế kỉ XV-XVI .Nêu hướng đi của các cuộc phải kiến địa lí đó
2:trình bày quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu theo sơ đồ
3:thế nào là lãnh địa phong kiến .Nêu những suy nghĩ của em về đời sống của các lãnh chúa trong lãnh địa
4:trình bày nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện thành thị trung đại .Vai trò của thành thị trung đại
5:nêu các biện pháp mà các quý tộc và thương nhân châu Âu đã dùng để tạo ra nguồn vốn công nhân
6:giiar thích vì soa giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp phong kiến .Trình bày nội dung chống phong kiến của giai cấp tư sản thông qua phong trào văn hóa phục hưng
7:vì sao xuất hiện phong trào cái cách tôn giái và nêu nội dung tư tưởng cái cách tôn gáo của lu -thơ và Cam -vanh .Tác động đến xã họi châu âu như thế nào
Các cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu trong đoạn văn có tác dụng gì?
“Một thời đại vừa chẵn mười năm.
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.”
A. Thể hiện thứ tự trước sau của sự việc.
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
C. Liên kết câu với câu khác trong văn bản.
D. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lười nói.
Thế nào là câu nghi vấn?
- Xác định cau nghi vấn rồi nêu dấu hiệu nhận biết và mục đích dùng câu sau:
“Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
( Theo Lâm Ngữ Đường - Tinh hoa xử thế)
- Đặt một câu nghi vấn rồi nêu dấu hiệu nhận biết và mục đích dùng câu câu đó!
a) Em hiểu thế nào về hai chữ tức cảnh trong nhan đề bài thơ
b) đọc hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu sau
1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu những hình ảnh Như Khang và suối lại lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên
2) theo em hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại:
A- hình tượng chinhphu tráng sĩ bày tỏ chí hướng hoài Bảo
B- hình tượng ẩn sĩ vui Thú lâm tuyền
C- hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê
D- hình tượng người tài tử chán ghét công danh
c) câu thơ thứ 3 tạo nên bước chuyển về cảm xúc ơ như thế nào
d) Vì sao trong câu thơ cuối nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng" thật là sang "câu thơ thể hé mở điều gì để về tâm hồn lẽ sống của Bác
e) nhận xét về giọng điệu của bài thơ
đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 cuối kỳ // mk sưu tầm được nè (có đáp án luôn nha):
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Theo Nguyễn Trãi, để đem lại cuộc sống yên ổn cho dân, trước hết phải:
a. Làm cho dân được giàu có, ấm no
b. Làm cho dân được ăn no, mặc đẹp
c. Thương dân, trừ bạo ngược
2. Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ
b. Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng
c. Khi tác giả bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác
d. Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do
3 Nội dung chính của văn bản Thuế máu là gì?
a. Lên án, tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa
b. Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp
c. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa
d. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi biến người dân nghèo ở các nước thuộc địa thành vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
4. Câu thơ: “Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?” thuộc kiểu hành động nói nào?
a. Hành động hỏi
b. Hành động trình bày
c. Hành động cầu khiến
d. Hành động bộc lộ cảm xúc
5. Em hiểu quan điểm: “theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp trong Bàn luận về phép học là gì?
a. Học phải theo mục đích chân chính
b. Học phải đi đôi với hành
c. Phải làm theo điều được học
d. Học phải biết thâu tóm cái tinh túy cốt lõi nhất
6. Câu nào dưới đây không mắc lỗi lô – gic?
a. Có nhiều nhà thơ nữ có đóng góp to lớn cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn
b. Linh không chỉ ngoan ngoãn mà còn rất lễ phép
c. Tuy phải làm nhiều việc nhà nhưng Hồng vẫn học giỏi
d. Tuy học hành chăm chỉ nhưng năm nào An cũng đạt học sinh giỏi
II. Tự luận (6 điểm)
1. Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? (1đ)
2. Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
3. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn trong đó có sử dụng một câu cầu khiến hoặc cảm thán. (2đ)
Đáp án và thang điểm
I. Phần trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
c | a | d | a | b | c |
II. Phần tự luận
1.
Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)
→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc (0.5đ)
2.
Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)
- Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)
- Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)
- Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)
- Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)
3.
Viết một đoạn văn diễn dịch từ 3- 5 câu bàn về mục đích học tập đúng đắn. (2đ)
- HS viết được đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề ở đầu đoạn, dung lượng 3 – 5 câu, có sử dụng câu cầu khiến hoặc cảm thán (1đ)
- HS nêu được một vài nét sau: mục đích học tập đúng đắn:
+ Học để làm người, để chiếm lĩnh tri thức, không phải để cầu danh lợi... (1đ)