Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua
A. sản xuất, tiêu dùng.
B. trao đổi mua - bán.
C. phân phối, sử dụng.
D. quá trình lưu thông.
Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hoá phải phù hợp với
A. thời gian lao động xã hội.
B. thời gian lao động cá nhân.
C. thời gian lao động tập thể.
D. thời gian lao động cộng đồng.
So sánh giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá khác nhau như thế nào?
Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hoá phải phù hợp với
A. tổng thời gian lao động xã hội.
B. tổng thời gian lao động cá nhân.
C. tổng thời gian lao động tập thể.
D. tổng thời gian lao động cộng đồng.
Thông qua thị trường, giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá được
A. thông qua.
B. thực hiện.
C. phản ánh.
D. biểu hiện.
Giá trị sử dụng của hàng hoá được hiểu là
A. công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
B. công dụng thỏa mãn nhu cầu vật chất.
C. công dụng thỏa mãn nhu cầu tinh thần.
D. công dụng thỏa mãn nhu cầu mua bán.
Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận, phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lí hoá sản xuất là tác động nào sau đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
B. Phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá.
C. Tăng năng suất lao động.
D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng
A. khác nhau.
B. giống nhau.
C. ngang nhau.
D. bằng nhau.
Trên thị trường, sự tác động của nhân tố nào sau đây khiến cho giá cả của hàng hoá trở nên cao hoặc thấp so với giá trị?
A. Cung - cầu.
B. Người mua nhiều, người bán ít.
C. Người mua ít, người bán nhiều.
D. Độc quyền.
Tại sao giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định?