Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Một vật rắn chuyển động trong lòng chất lỏng (hay chất khí) thì chịu một lực ma sát nhớt từ phía chất lỏng (khí)
A. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn tỉ lệ nghịch với vận tốc v (khi v nhỏ).
B. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn tỉ lệ nghịch với vận tốc v (khi v nhỏ).
C. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn tỉ lệ thuận với vận tốc v (khi v nhỏ).
D. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn tỉ lệ thuận với vận tốc v (khi v nhỏ).
Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng:
A. màu lam.
B. màu chàm.
C. màu đỏ
D. màu tím.
Sóng cơ ngang không truyền được trong các chất
A. rắn, lỏng và khí. B. rắn và lỏng,
C. rắn và khí. D. lỏng và khí.
Dùng con lắc dài hay ngắn sẽ cho kết quả chính xác hơn khi xác định gia tốc rơi tự do g tại nơi làm thí nghiệm?
Tại mặt chất lỏng nằm ngang có hai nguồn sóng A, B cách nhau 16 cm, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với cùng phương trình . Ở mặt chất lỏng, gọi ∆ là đường vuông góc đi qua trung điểm O của đoạn AB, M là điểm thuộc ∆ mà phần tử sóng tại M dao động ngược pha với phần tử sóng tại O, đoạn OM ngắn nhất là 6 cm. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB là
A. 15.
B. 17.
C. 19.
D. 21.
Tại mặt chất lỏng nằm ngang có hai nguồn sóng A, B cách nhau 24cm, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u = Acos ψ t. Ở mặt chất lỏng, gọi d là đường vuông góc đi qua trung điểm O của đoạn AB. M là điểm thuộc d mà phần tử sóng tại M dao động cùng pha với phần tử sóng tại O, đoạn OM ngắn nhất là 9cm. Số điểm cực tiểu giao thoa trên đoạn AB là
A.18
B. 16
C. 20
D. 14
Tại mặt chất lỏng nằm ngang có hai nguồn sóng O1O2 cách nhau 24 cm dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u = acosωt. Ở mặt chất lỏng, gọi d là đường vuông góc đi qua trung điểm O của đoạn O1O2. M là điểm thuộc d mà phần tử sóng tại M dao động cùng pha với phần tử sóng tại O, đoạn OM ngắn nhất là 9 cm. Số điểm cực đại giao thoa của đoạn O1O2 không kể hai nguồn là
A. 14
B. 15
C. 16
D. 20
Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tạo ra sóng tròn đồng tâm O truyền trên mặt chất lỏng. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai đỉnh sóng là 4 cm. Hai điểm M và N thuộc mặt chất lỏng mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O. Không kể phần tử chất lỏng tại O, số phần tử chất lỏng dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại O trên đoạn thẳng MO là 6, trên đoạn thẳng NO là 4 và trên đoạn thẳng MN là 3. Khoảng cách MN lớn nhất có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 19 cm
B. 26 cm
C. 21 cm
D. 40 cm
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 13 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = acos50pt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn A. Khoảng cách từ M đến AB có thể là
A. 1,2 cm.
B. 1,8 cm.
C. 2 cm
D. 1 cm