KN

Có ý kiến cho răng:"Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó". Qua tác phẩm"Ông Đồ" của Vũ Đình Liên, hãy làm sáng tỏ nhận xết trên.

 

MN
12 tháng 12 2021 lúc 16:13

Em tham khảo dàn ý:

1. Giải thích:

“Câu thơ hay”: Là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, có khả năng lay động lòng người, có giá trị tinh thần bền vững, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm. “Đọc”: Là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. “Tình người”: Là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ. => Quan niệm của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc độ của người tiếp nhận: Giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong thơ.

2. Lí giải:

Đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm của con người. Những cảm xúc,rung động,những suy tư,trăn trở…đều có thể trở thành đối tượng khám phá và thể hiện của thơ. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có cảm xúc chân thành, mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng mãnh liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và kiếm tìm sự tri âm. Do vậy, khi tìm đến một tác phẩm thơ, người đọc quan tâm nhiều tới cảm xúc, tới tình cảm mà nhà thơ kí thác. Tuy nhiên, nói “không thấy câu thơ” không có nghĩa là câu thơ không tồn tại mà hình thức biểu hiện đó đã đồng nhất với nội dung, trở thành dạng tồn tại của nội dung tình cảm.

3. Chứng minh bằng việc phân tích một vài dẫn chứng thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới

4. Đánh giá, mở rộng:

Ý nghĩa của câu nói đối với người làm thơ? Thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng tình cảm song để có thơ hay, người làm thơ bên cạnh sự sâu sắc, mãnh liệt của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc, công phu trong lao động nghệ thuật. Đây là hai yếu tố không thể xem nhẹ trong sáng tạo và thưởng thức thơ ca.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NC
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
HU
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết