NT

Có ý kiến cho rằng: Ngô Quyền quyết định về đóng đô ở Cổ Loa là đề tiếp nối truyền thống cha ông. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

NT
11 tháng 8 2024 lúc 1:11

Em đồng ý với ý kiến đó vì theo em, việc Ngô Quyền quyết định về đóng đô ở Cổ Loa là đề tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa. Việc đó khẳng định Ngô Quyền muốn trở về với cội nguồn của dân tộc, tỏ rõ ý nguyện tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời Văn Lang - Âu Lạc, chính thức cắt hẳn sự ảnh hưởng của chính quyền phương Bắc. Ngoài ra, việc đóng đô ở Cổ Loa cũng giúp vùng đất này trở thành trung tâm của cả nước trong buổi đầu độc lập.

Bình luận (0)
NV
12 tháng 8 2024 lúc 22:25

Tham khảo:

Em có đồng ý với ý kiến Ngô Quyền chọn Cổ Loa là kinh đô vì muốn tiếp nối truyền thống nước Âu Lạc xưa.

- Vì chính Sử gia Lê Văn Hưu đời Trần cũng đã nêu cao ý tưởng này của Ngô Vương Quyền khi viết về Ngô Vương “chính thống của nước Việt ta đã nối lại được”.

- Với việc Ngô Vương đóng đô ở Cổ Loa, vùng đất Hà Nội đã khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước trong buổi đầu phục hưng độc lập sau hơn nghìn năm Bắc thuộc.

- Ngô Quyền cũng muốn khẳng định việc trở về với cội nguồn của dân tộc, tỏ rõ ý nguyện tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời Văn Lang - Âu Lạc, chính thức cắt hẳn sự ảnh hưởng của triều đình phương Bắc.

- Địa hình thuận lợi  Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ.

- Ngoài ra, thành Cổ Loa mang ý nghĩa to lớn: nơi này đánh dấu cột mốc cư dân Việt cổ bắt đầu chuyển sang định cư và đóng đô từ vùng núi sang vùng đồng bằng. \(\Rightarrow\) Vì vậy việc Ngô Quyền chọn Cổ Loa là kinh đô đã một phần giúp nhân dân ta nhớ lại công lao bảo vệ và xây dựng đất nước của các bậc tiền nhân.

Bình luận (0)
XQ
19 tháng 8 2024 lúc 11:07

Việc Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm thủ đô có thể là một phần trong nỗ lực tiếp nối và duy trì các truyền thống lịch sử của cha ông, đồng thời cũng phản ánh các yếu tố chiến lược và chính trị của thời đại đó.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DT
Xem chi tiết
G7
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
GT
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết