KD

Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây nảy.

– Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.

– Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhưng do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình.

Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến?

(1) Chiết cành của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này trong cùng một môi trường.

(2) Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài.

(3) Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây cùng loài.

(4) Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra phát biểu.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

DC
25 tháng 7 2018 lúc 10:51

Đáp án B.

Có 2 biện pháp có thể phân biệt được cây thường biến với cây đột biến đa bội là (1) và (2).

Vì:

- Khi chiết cành thì cây non có kiểu gen giống hệt cây mẹ, sau đó đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống. Nếu kiểu hình vẫn cao lớn giống như cây mẹ ban đầu thì chứng tỏ cây này do đột biến đa bội; Nếu kiểu hình trở lại bình thường giống như những cây cùng loài thì chứng tỏ do thường biến gây ra.

- Quan sát bộ NST sẽ cho phép phát hiện được đa bội hay thường biến. Vì nếu thường biến thì bộ NST không thay đổi, còn nếu đa bội thì bộ NST thay đổi.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết
KD
Xem chi tiết