Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên?
1) Ngăn chặn nạn phá rừng.
2) Khai thác đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.
3) Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.
4) Đẩy mạnh chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ý nghĩa của việc phát trỉển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp đối với phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?
1. Việc phát triển lâm nghiệp vừa cho phép khai thác thế mạnh về tài nguyên rừng, vừa cho phép bảo vệ tài nguyên đất, điều hoà chế độ nước của các sông miền Trung ngắn và dốc, vốn có thuỷ chế rất thất thường.
2. Việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp ở vùng trung du không những giúp sử dụng hợp lí tài nguyên, mà còn tạo ra thu nhập cho nhân dân, phát triển các cơ sở kinh tế.
3. Việc phát triển rừng ngập mặn, rừng chắn gió, chắn cát tạo điều kiện bảo vệ bờ biển, ngăn chặn nạn cát bay, cát chảy; vừa tạo môi trường cho các loài thuỷ sinh và nuôi trồng thuỷ sản.
4. Lãnh thổ dài và hẹp ngang, mỗi tỉnh trong vùng đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi, cần phát triển để tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về biện pháp để làm cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người?
1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
2) Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
3) Cần giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô để thau chua, rửa mặn cho đất phèn, đất mặn; duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
4) Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về biện pháp để làm cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người?
1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
2) Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
3) Cần giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô để thau chua, rửa mặn cho đất phèn, đất mặn; duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
4) Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lí do trong khai thác rừng ở Tây Nguyên, cần hết sức chú trọng khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ vốn rừng?
1) Tình trạng rừng bị phá và bị cháy diễn ra, làm thiệt hại hàng nghìn ha mỗi năm.
2) Trong quá trình khai thác, một phần đáng kể gỗ cành, ngọn chưa được tận thu.
3) Phần lớn gỗ khai thác xuất ra ngoài dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến.
4) Hoạt động chế biến lâm sản còn chưa đáp ứng được nhu cầu
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các ý kiến sau đây về hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản ở nước ta?
1) Sản phẩm khai thác chủ yếu là gỗ, luồng, nứa.
2) Sản phẩm quan trọng là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng, gỗ dán.
3) Công nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển.
4) Cả nước chỉ có vài nhà máy cưa xẻ và vài xưởng xẻ gỗ thủ công.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hướng chủ yếu trong cơ cấu ngành để làm cho công nghiệp đáp ứng được những nhu cầu mới của đất nước?
1) Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản.
2) Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
3) Đưa công nghiệp điện lực đi trước một bước.
4) Điều chỉnh sự phát triển các ngành theo thế mạnh về tài nguyên
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long?
1) Đất đai và diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản rộng, tập trung.
2) Rừng (ngập mặn, rừng tràm trên đất phèn...) phong phú.
3) Có chính sách phát triển, thị trường rộng.
4) Người dân có kinh nghiệm sản xuất hàng hoá.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về ảnh hưởng của các hạn chế đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?
1. Số dân đông trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển, việc làm, nhất là ở khu vực thành thị đã trở thành vấn đề nan giải.
2. Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán... gây tác hại nhiều mặt đến sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.
3. Một số tài nguyên (như đất, nước trên mặt...) bị xuống cấp do khai thác quá mức gây khó khăn cho việc nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.
4. Vùng thiếu nguyên liệu. Phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến, nên chi phí lớn, giá thành sản phẩm cao...
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4