H24

có ai cho mình đề kiểm tra vật lí học kì 2 lớp 6 dc ko

ND
2 tháng 5 2018 lúc 9:09

Câu 1. Nhiệt độ của nước đang sôi:

A. 0oC          B. 100oC           C. 32oC              D. 212oC

Câu 2. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào sau đây là đúng:

A. Rắn, lỏng, khí               B. Lỏng, khí, rắn                C. Khí, lỏng, rắn       D. Rắn, khí, lỏng

Câu 3. Khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray vì:

A. Không thể hàn hai thanh ray được.                         B. Để lắp các thanh ray dễ dàng hơn
C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray có thể dài ra.             D. Vì chiều dài thanh ray không đổi.

Câu 4. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì:

A. Thể tích tăng.                       B. Thể tích giảm.
C. Thể tích không thay đổi.       D. Khối lượng riêng giảm.

Câu 5. Khi nói về sự giãn nở vì nhiệt của các chất,câu kết luận không đúng:

A. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
B. Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt giống nhau
D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Câu 6. Hệ thống ròng rọc như hình 1 có tác dụng:

Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6

A. đổi phương của lực kéo.     B. thay đổi trọng lượng của vật.
C. tăng độ lớn của lực kéo.    D. thay đổi hướng và giảm độ lớn của lực kéo

Câu 7. (2đ) Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:

a. Ròng rọc..................là ròng rọc chỉ ..............một trục cố định. Dùng ròng rọc ...............để đưa một vật lên cao chỉ có tác dụng thay đổi ............của lực.

b. Ròng rọc ...........là ròng rọc mà khi ta kéo dây thì không những ròng rọc quay mà còn...................cùng với vật. Dùng ròng rọc ...............để đưa một vật lên cao, ta được lợi .............về lực.

II. TỰ LUẬN: (5điểm)

Câu 1. (1,5đ) Giải thích vì sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng?

Câu 2. (2,5đ)

a. Em hãy nêu cấu tạo của nhiệt kế dùng chất lỏng?

b. Nêu ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế?

Câu 3. (1,0đ) Khi đun nóng một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và thu được kết quả sau:

- Từ phút 0 đến phút thứ 2 nhiệt độ của nước tăng từ 20oC đến 25oC

- Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 31oC

- Đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước là 40oC

- Đến phút thứ 12 nhiệt độ của nước là 45oC

Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước theo thời gian?

Bình luận (0)
NH
2 tháng 5 2018 lúc 9:16

Họ và tên :.................................                                                 KIỂM TRA HỌC KỲ II

Lớp: 6....                                                                          MÔN: VẬT LÝ 6 (Thời gian 45 phút)

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định          B. Ròng rọc động          C. Mặt phẳng nghiêng        D. Đòn bẩy

Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí           B. Rắn, khí, lỏng              C. Khí, lỏng rắn            D. Khí, rắn, lỏng

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng                B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng                    D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng 

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào nước             B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu                          D. Đúc một cái chuông đồng 

Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây:

a) Rút ra kết luận

b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng

c) Quan sát hiện tượng

d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán .

Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?

A. b, c, d, a                 B. d, c, b, a              C. c, b, d, a .                  D. c, a, d, b 

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng                     B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi      D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí?

Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?

Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút)

0

3

6

8

10

12

14

16

Nhiệt độ (oC)

-6

-3

0

0

0

3

6

9

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Vật lý lớp 6 học kì 2 TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

C

C

C

A

B

TỰ LUẬN:

Câu 1: (1,5 đ)

- Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi (0,5đ)

- Khác nhau: Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (0,25đ)

Các chất khí nhác nhau nở vì nhiệt giống nhau (0,25đ)

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn (0,5đ)

Câu 2:

- Dùng nhiệt kế (0,5đ)

- Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (0,5đ)

- Ở bầu nhiệt kế (chỗ ống quản) có một chỗ bị thắt lại. Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể (1 đ)

Câu 3:

- Sự chuyển một chất từ thể Rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy (0,5đ)

- Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc (0,5đ)

- Mỗi chất đều nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ ấy gọi là Nhiệt độ nóng chảy (0,5đ)

Câu 4: a) (1 đ)

b) (1 đ) Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -6oC đến -3oC. Nước đang ở thể rắn 

- Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 0oC. Nước đang ở thể rắn và lỏng.

- Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 3oC đến 9oC. Nước đang ở thể lỏng.

Bình luận (0)
H24
2 tháng 5 2018 lúc 9:21

thanks

Bình luận (0)
HM
2 tháng 5 2018 lúc 9:36

Hiểu, liên tưởng, kết hợp các giác quan Nên nắm vững 5 quy tắc này. Chỉ cần nắm vững, bạn sẽ học thuộc bài một cách dễ dàng. * Bạn chỉ có thể học thuộc khi bạn hiểu. Nếu không hiểu, bạn học thuộc đấy, nhưng rồi cũng quên ngay. * Khi học phải biết liên tưởng và hình dung trong đầu. * Suy nghĩ đến thứ khác thì chẳng bao giờ bạn thuộc bài được. * Trước khi học phải có động lực (điểm cao, được giải trí sau khi học…) * Sẽ rất tốt nếu bạn kết hợp nghe, đọc, ghi chép… Hiệu quả sẽ tăng lên gấp 3 lần. Cách học thuộc sẽ theo trình tự sau: * Bố trí không gian và thời gian thích hợp, đảm bảo rằng tư tưởng của bạn không vướng bận hoặc có cảm xúc mạnh. Bạn phải ở trong tâm trạng bình thường và đầu óc không suy nghĩ, không mệt mỏi. * Đọc đi đọc lại 3 lần nội dung cần học, liên tưởng và bắt đầu thâu tóm nội dung quan trọng để nhớ. Việc này không mất quá nhiều thời gian. * Bắt đầu học sơ sơ. Việc học lướt sẽ tạo cho bạn cảm giác rằng bạn đã nắm vững một số nội dung, nên sẽ kích thích bạn tập trung hơn, hăng hái hơn. * Liên tưởng, lược bỏ, liệt kê… Bạn bắt đầu học kĩ và kết hợp ghi chép nếu muốn. Hãy diễn đạt theo cách của bạn, không nên thuộc từng chữ một trong sách. * Nếu cảm thấy đau đầu hoặc “nhét” chữ không vào nữa thì bạn có thể dành thời gian để…đọc lại nội dung bài học. Việc đọc như thế cũng rất ích lợi. * Nên dò lại 3 lần sau khi đã học xong. 
Chúc bạn thi tốt nha!!!

Bình luận (0)
HM
2 tháng 5 2018 lúc 9:37

Sorry nha mình nhầm

Họ và tên :.................................                                                 KIỂM TRA HỌC KỲ II

Lớp: 6....                                                                          MÔN: VẬT LÝ 6 (Thời gian 45 phút)

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc cố định          B. Ròng rọc động          C. Mặt phẳng nghiêng        D. Đòn bẩy

Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Rắn, lỏng, khí           B. Rắn, khí, lỏng              C. Khí, lỏng rắn            D. Khí, rắn, lỏng

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. Khối lượng của chất lỏng tăng                B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng                    D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng 

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?

A. Bỏ một cục nước đá vào nước             B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu                          D. Đúc một cái chuông đồng 

Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây:

a) Rút ra kết luận

b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng

c) Quan sát hiện tượng

d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán .

Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?

A. b, c, d, a                 B. d, c, b, a              C. c, b, d, a .                  D. c, a, d, b 

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng                     B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm 
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi      D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí?

Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?

Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?

Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

Thời gian(phút)

0

3

6

8

10

12

14

16

Nhiệt độ (oC)

-6

-3

0

0

0

3

6

9

a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b. Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy?

Đáp án và hướng dẫn chấm môn Vật lý lớp 6 học kì 2

 TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

A

C

C

C

A

B

TỰ LUẬN:

Câu 1: (1,5 đ)

- Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi (0,5đ)

- Khác nhau: Các chất rắn, lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau (0,25đ)

Các chất khí nhác nhau nở vì nhiệt giống nhau (0,25đ)

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn (0,5đ)

Câu 2:

- Dùng nhiệt kế (0,5đ)

- Dựa trên hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (0,5đ)

- Ở bầu nhiệt kế (chỗ ống quản) có một chỗ bị thắt lại. Ngăn không cho thủy ngân tụt xuống bầu khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể (1 đ)

Câu 3:

- Sự chuyển một chất từ thể Rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy (0,5đ)

- Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc (0,5đ)

- Mỗi chất đều nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định, nhiệt độ ấy gọi là Nhiệt độ nóng chảy (0,5đ)

Câu 4: a) (1 đ)

Đề thi học kì 2 môn Lý lớp 6

b) (1 đ) Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -6oC đến -3oC. Nước đang ở thể rắn 

- Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 0oC. Nước đang ở thể rắn và lỏng.

- Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 3oC đến 9oC. Nước đang ở thể lỏng.

Bình luận (0)
HM
2 tháng 5 2018 lúc 9:38

Đề kiểm tra Vật Lí 6 học kì 2 (Đề 1)

Câu 1:Câu nào dưới đây nói về tác dụng của ròng rọc là đúng?

A. Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo.

B. Ròng rọc cố định có tác động làm thay đổi độ lớn của lực kéo.

C. Ròng rọc cố định có tác dụng làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo.

D. Ròng rọc động không có tác dụng làm thay đổi độ lớn của lực kéo.

Câu 2: Cách nào dưới đây không làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật (OO1) nhỏ hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lên (OO2)

?

A. Đặt điểm tựa O ở trong khoảng cách O1O2, O gần O1 hơn.

B. Đặt điểm tựa O ở ngoài khoảng cách O1O2, O gần O1 hơn.

C. Đặt điểm tựa O ở trong ngoài cách O1O2, O gần O2 hơn.

D. Cả 3 cách làm trên đều làm cho khoảng cách OO1 < OO2.

Câu 3: Lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc cố định sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên trực tiếp?

A. Bằng.      B. Nhỏ nhất là bằng.

C. Nhỏ hơn.      D. Lớn hơn.

Câu 4: Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. khi tăng nhiệt độ của vật đó thì?

A. Thể tích của vật tăng.

B. Khối lượng của vật tăng.

C. Khối lượng riêng của vật tăng.

D. Trọng lượng riêng của vật tăng.

Câu 5: Một vật hình trụ được làm bằng nhôm. Làm lạnh vật bằng cách nhúng vật vào chậu nước đá thì

A. Khối lượng của vật giảm.

B. Khối lượng riêng của vật tăng..

C. Trọng lượng riêng của vật giảm

D. Chiều cao hình trụ tăng.

Câu 6: Khi hạ nhiệt độ của chất lỏng thì khối lượng riêng

A. Chất lỏng giảm, trọng lượng riêng tăng.

B. Chất lỏng tăng, trọng lượng riêng giảm.

C. Và trọng lượng riêng đều tăng.

D. Và trọng lượng riêng giữ không đổi.

Câu 7: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới hiều sau đây, cách nào đúng?

A. Rắn, lỏng, khí.      B. Rắn, khí, lỏng.

C. Khí, lỏng, rắn.      D. Khí, rắn. lỏng.

Câu 8: Khi đưa nhiệt độ từ 20C lên 250C, thanh nhôm sẽ:

A. Tăng khối lượng.      B. Giảm khối lượng.

C. Tăng thể tích.      D. B và C đúng.

Câu 9: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.

B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.

C. Các chất rắn khác nhau, dãn nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.

Câu 10: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? Biết nhiệt độ nóng chảy của băng phiến là 800C.

Câu 11: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường trong các nhiệt giai khác nhau, kết quả đo nào sau đây là sai?

A. 370C.      B. 98,6 0F.

C. 370K.      D. 3100K.

Câu 12: Nước sôi ở bao nhiêu độ F?

A. 100.      B. 212.

C. 32.      D. 180.

Câu 13: Câu nào nói về nhiệt độ của băng phiến sau đây là đúng?

A. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ tăng.

B. Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ giảm.

C. Chỉ trong thời gian đông đặc nhiệt độ mới không thay đổi.

D. Cả trong thời gian nóng chảy và và đông đặc, nhiệt độ đều không thay đổi.

Câu 15: Phải thực hiện các thao tác nào sau đây để kiểm tra tác động của nhiệt độ lên tốc độ bay hơi của nước?

A. Dùng hai đĩa nhôm giống nhau.

B. Đổ vào đĩa những lượng nước như nhau.

C. Đặt một đĩa trong phòng không gió, mọt đĩa ngoài trời có gió.

D. Đặt cả hai đĩa trong phòng không gió.

Câu 16: Trường hợp nào sau đây lien quan đến sự nóng chảy?

A. Sương đọng trên lá cây.

B. Phơi khan ướt, sau một thời gian khan khô.

C. Đun nước đã được đổ đầy ấm, sau một thời gian có nước tràn ra ngoài.

D. Cục nước đá bỏ từ tue đá ra ngoài, sau một thời gian thì thành nước.

Câu 17: Khi làm muối bằng nước biển, người ta đã dựa vào hiện tượng nào sau đây?

A. Ngưng tụ.      B. Bay hơi.

C. Đông đặc.      D. Bay hơi và đông đặc.

Câu 18: Các bình ở hình vẽ đều chứa cùng một lượng nước và được đặt trong cùng một phòng. Câu nào sau đây là đúng? (hình ảnh)

Đề kiểm tra Vật Lí 6

A. Nước trong bình A cạn chậm nhất.

B. Nước trong bình B cạn chậm nhất.

C. Nước trong bình C cạn chậm nhất.

D. Nước trong ba bình cạn như nhau.

Câu 19: Xung quanh ly trà đá có đọng những giọt nước. Những giọt nước này do hiện tượng nào sau đây tạo ra?

A. Nóng chảy và đông đặc.

B. Bay hơi.

C. Ngưng tụ.

D. Bay hơi và ngưng tụ.

Câu 20: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào:

A. Khối lượng chất lỏng.

B. Thể tích chất lỏng.

C. Áp suất trên mặt thoáng chất lỏng.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1: Chọn A.

Câu 2: Chọn C.

Câu 3: Chọn B.

Câu 4: Chọn A.

Câu 5: Chọn B.

Câu 6: Chọn C.

Câu 7: Chọn A.

Câu 8:. Chọn C.

Câu 9: Chọn C.

Câu 10: Chọn B.

Câu 11: Chọn C.

Câu 12: Chọn B.

Câu 13: Chọn D.

Câu 14: Chọn C.

Câu 15: Chọn D.

Câu 16: Chọn D.

Câu 17: Chọn B.

Câu 18: Chọn A.

Câu 19: Chọn C.

Câu 20: Chọn C.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ND
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
K2
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết