Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và FexOy thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z và 0,672 lít khí H2. Cho dung dịch HCl vào Y đến khi được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa, nung tới khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2. Biết các khí đều đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử của sắt oxit là
A. FeO hoặc Fe2O3
B. FeO hoặc Fe3O4
C. Fe2O3 hoặc Fe3O4
D. Fe2O3
Có một hỗn hợp gồm Si, Al và CaCO3. Cho hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo thành 17,92 lít khí (đktc).Cũng lượng hỗn hợp trên khi tác dụng với lượng dư dung dịch HCl cũng sinh ra 17,92 lít khí (đktc) và lượng khí này tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra 16,2 gam Ca(HCO3)2. Khối lượng của Si trong hỗn hợp là:
A. 1,4 gam
B. 2,8 gam
C. 5,6 gam
D. 7,0 gam
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp gồm Al và FexOy thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z và 0,672 lít khí H2. Cho dung dịch HCl vào Y đến khi được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa, nung tới khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (lượng ít nhất) sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2. Biết các khí đều đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử của oxit sắt và phần trăm khối lượng của nó trong m gam hỗn hợp ban đầu là
A. FeO và 76,19%
B. FeO và 94,23%
C. Fe2O3 và 70,33%
D. Fe2O3 và 80,07%
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl dư tạo ra 8,96 lít khí H 2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H N O 3 loãng dư tạo ra 5,75 gam hỗn hợp khí Y gồm NO và N 2 O dung dịch thu được sau phản ứng chỉ có hai muối. Thể tích của hỗn hợp Y (đktc) là
A. 8,96 lít.
B. 3,36 lít.
C. 7,28 lít.
D. 3,64 lít.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg tác dụng hết với dung dịch HCl dư tạo ra 8,96 lít khí H 2 (đktc). Cũng m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng dư tạo ra 5,75 gam hỗn hợp khí Y gồm NO và N 2 O dung dịch thu được sau phản ứng chỉ có hai muối. Thể tích của hỗn hợp Y (đktc) là
A. 8,96 lít.
B. 3,36 lít.
C. 7,28 lít.
D. 3,64 lít.
Trộn 21,6 gam bột Al với m gam hỗn hợp X (gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4) được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Z. Cho Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 6,72 lít khí. Nếu cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 19,04 lít NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích đo ở đktc. Giá trị của m là:
A. 58,6
B. 50,8
C. 46,0
D. 62,0
Hỗn hợp X gồm m gam các oxit sắt và 0,54m gam Al. Nung hỗn hợp X trong chân không cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được V lít H2 (đktc); dung dịch Z và chất rắn T. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Z thu được 67,6416 gam kết tủa. Cho chất rắn T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,22V lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 17. Giá trị của V là
A. 11,25
B. 12,34
C. 13,32
D. 14,56
Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32– và SO42–. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X có tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, thể tích khí đều đo ở đktc. Khối lượng muối có trong 300 ml X là
A. 71,4 gam.
B. 23,8 gam.
C. 47,6 gam.
D. 119,0 gam.
Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C2H7O3N) và Y (C3H12O3N2). X và Y đều có tính chất lưỡng tính. Cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Z (Z là hợp chất vô cơ). Mặt khác, khi cho m gam hỗn hợp E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thoát ra 6,72 lít khí T (T là hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, N và làm xanh quỳ tím ẩm). Cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm hai chất vô cơ. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của m gần nhất với
A. 21,0
B. 20,5
C. 21,5
D. 22,0