CHƯƠNG HALOGEN
Câu 1: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử halogen là
A. ns2 np4. B. ns2 np5 C. ns2 np6 D. (n – 1)d10 ns2 np5.
Câu 2: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là
A. flo. B. clo. C. brom. D. iot.
Câu 3: Nguyên tố có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. Flo. B. Clo. C. Brom. D. Iot.
Câu 4: Liên kết trong phân tử đơn chất halogen X2 thuộc loại
A. Liên kết ion. B. Liên kết cho nhận.
C. Liên kết cộng hóa trị có cực. D. Liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng?
A. Tác dụng với kim loại tạo muối halogenua. B. Tác dụng với hiđro tạo khí hiđro halogenua.
C. Có đơn chất ở dạng khí X2 D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất.
Câu 6: Màu vàng lục là màu của
A. khí flo. B. hơi brom C. khí clo D. hơi iot.
Câu 7: Ở điều kiện thường, clo là chất khí, màu vàng lục, có mùi xốc và nặng hơn không khí
A. 1,25 lần. B. 2,45 lần. C. 1,26 lần. D. 2,25 lần.
Câu 8: Trong dung dịch nước clo có chứa các chất sau
A. HCl, HClO, Cl2. B. Cl2 và H2O. C. HCl và Cl2. D. HCl, HClO, Cl2 và H2O.
Câu 9: Chất nào sau đây không tác dụng được với axit HCl?
A. Fe. B. Cu C. CaCO3. D. NaOH.
Câu 10: Axit HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. MnO2. B. CuO. C. KOH. D. Zn.
Câu 11: Kim loại tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng một loại muối clorua kim loại là
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
Câu 12: Axit có khả năng ăn mòn thủy tinh là
A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI.
Câu 13: Thuốc thử để nhận biết iot là
A. Quỳ tím. B. Metyl da cam. C. Hồ tinh bột. D. Phenolphtalein.
Câu 14: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hoá mạnh hơn Br2?
A. Br2 + 2NaCl 2NaBr + Cl2 B. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
C. Br2 + 2NaOH NaBr + NaBrO + H2O D. Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2
Câu 15. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm?
A. NaBr. B. NaCl. C. NaF. D. NaI.
Câu 17: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây:
A. NaCl. B. HCl. C. KClO3. D. KMnO4.
Câu 18: Trong phản ứng: Cl2 + H2O D HCl + HClO, khí clo thể hiện tính
A. oxi hóa B. khử C. khử và oxi hóa D. axit
Câu 19. Phản ứng nào dưới đây không xảy ra ?
A. NaCl + AgNO3 ® AgCl + NaNO3 B. HCl + AgNO3 ® AgCl + HNO3
C. 2HCl + Cu ® CuCl2 + H2 D. 2HCl + FeS ® FeCl2 + H2S
Câu 20.Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl. B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. phân huỷ khí HCl. D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2; KMnO4…
Câu 21: Các nguyên tố halogen thuộc nhóm
A. IA B. IIA. C. VIA. D. VIIA.
Câu 22: Chất nào sau đây tác dụng được với axit HCl?
A. Cu. B. NaCl. C. CuO. D. KCl.
Câu 23: Trong các khí sau: N2, O2, Cl2, CO2, chất thường dùng để diệt khuẩn và tẩy màu là
A. N2. B. Cl2 C. O2 D. CO2
Câu 24: Chất tác dụng với H2O tạo ra khí oxi là:
A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot
Câu 25: Trong hợp chất, nguyên tố Flo thể hiện số oxi hóa là:
A. 0 B. +1 C. -1 D. +3
Câu 26: Khi cho axit clohidric đặc tác dụng với chất nào sau đây sẽ thu được khí Cl2?
A. KMnO4. B. KCl. C. Na2O. D. NaOH.
Câu 27: Nhận xét đúng nhất khi nói về liên kết trong phân tử đơn chất halogen (X2) là
A. liên kết trong phân tử X2 là liên kết ion.
B. liên kết trong phân tử X2 liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết trong phân tử X2 liên kết cộng hóa trị có cực.
D. liên kết trong phân tử X2 liên kết cộng hóa trị không cực.
Câu 28: Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là:
A. Flo. B. Clo. C. Brom. D. Iot.
Câu 29: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có hiện tượng gì:
A. NaBr. B. NaCl. C. NaF. D. NaI.
Câu 30: Tính axit của các axit halogenhidric tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
A. HF < HCl < HBr < HI. B. HI < HBr < HCl < HF.
C. HBr < HI < HCl < HF. D. HF < HCl < HI < HBr.
Câu 31: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu trắng
A. NaBr. B. NaCl. C. NaF. D. NaI.
Câu 32: Số oxi hóa của Clo trong hợp chất NaClO là:
A. -1. B. +1. C. +3. D. +7.