Bài 6: Diện tích đa giác

QP

Cho tứ giác ABCD .Goi M,N,P,Q lần lượt là trung điểm của AB,BC,CD,DA tìm thêm điều kiện của tứ giác ABCD để tứ giác MNPQ là:

A) LÀ HÌNH CHỮ NHẬT

B) LÀ HÌNH THOI

C) LÀ HÌNH VUÔNG

NT
26 tháng 3 2020 lúc 22:13

a) Xét ΔADB có

Q là trung điểm của AD(gt)

M là trung điểm của AB(gt)

Do đó: QM là đường trung bình của ΔADB(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒QM//DB và \(QM=\frac{DB}{2}\)(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)(1)

Xét ΔCDB có

P là trung điểm của CD(gt)

N là trung điểm của BC(gt)

Do đó: PN là đường trung bình của ΔCDB(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒PN//DB và \(PN=\frac{DB}{2}\)(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)(2)

Từ (1) và (2) suy ra QM//PN và QM=PN

Xét tứ giác MNPQ có QM//PN(cmt) và QM=PN(cmt)

nên MNPQ là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Hình bình hành MNPQ trở thành hình chữ nhật khi \(\widehat{PQM}=90^0\)

hay QM⊥QP

Xét ΔDAC có

Q là trung điểm của AD(gt)

P là trung điểm của CD(gt)

Do đó: QP là đường trung bình của ΔDAC(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒QP//AC và \(QP=\frac{AC}{2}\)(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

Ta có: QP⊥QM(cmt)

QP//AC(cmt)

Do đó: QM⊥AC(định lí 2 từ vuông góc tới song song)

Ta có: QM⊥AC(cmt)

QM//DB(cmt)

Do đó: AC⊥DB(định lí 2 từ vuông góc tới song song)

Vậy: Khi tứ giác ABCD có thêm điều kiện AC⊥DB thì hình bình hành MNPQ trở thành hình chữ nhật

b) Hình bình hành MNPQ trở thành hình thoi khi QM=QP

\(QM=\frac{DB}{2}\)(cmt)

\(QP=\frac{AC}{2}\)(cmt)

nên DB=AC

Vậy: Khi tứ giác ABCD có AC=DB thì hình bình hành MNPQ trở thành hình thoi

c) Hình bình hành MNPQ trở thành hình vuông khi MNPQ vừa là hình chữ nhật và vừa là hình thoi

⇔DB⊥AC và DB=AC

Vậy: Khi tứ giác ABCD có thêm điều kiện DB⊥AC và DB=AC thì hình bình hành MNPQ trở thành hình vuông

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
MN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
BH
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
BY
Xem chi tiết