Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O; R). Gọi M, I lần lượt là trung điểm của BC và AC. Giả sử O nằm trong tam giác AMC hay O thuộc AC. CMR:
a, Chu vi tam giác IMC lớn hơn 2R
b, Chu vi tam giác ABC lớn hơn 4R
cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O;R) gọi M là trung điểm BC giả sử O nằm giữa A và M hoặc O nằm trong tam giác AMC.CMR a) chu vi tam giác IMC lớn hơn 2R
b) chu vi tam giác ABC lớn hơn 4R
Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A, nội tiếp đường tròn(O). Đường cao AH cắt đường tròn ở D.
a) Vì sao AD là đường kính của đường tròn(O)
b) Tính góc ∠ACD
c) Cho BC = 24cm; AC = 20cm. Tính đường cao AH và bán kính đường tròn(O)
Bài 2: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R). Gọi M là trung điểm BC. Giả sử O nằm trong tam giác AMC hoặc O nằm giữa A và M. Gọi I là trung điểm AC. CMR:
a) Chu vi tam giác IMC lớn hơn 2R
b) Chu vi tam giác ABC lớn hơn 4R
Bài 3: Cho tam giác ABC có D, E, F theo thứ tự là trung điểm BC, CA, AB. G, H, I theo thứ tự là chân đường cao từ đỉnh A, B, C. Trực tâm tam giác ABC là S. J, K, L theo thứ tự là trung điểm của SA, SB, SC. Chứng minh rằng: 9 điểm D, E, F, G, H, I, J, K, L cùng thuộc đường tròn. ( Gợi ý: đường tròn đường kính JD)
Bài 4: Cho tam giác ABC nội tiếp(O), H là trực tâm tam giác ABC. Gọi D, E, F thứ tự là trung điểm của BC, CA, AB. Đường tròn tâm D bán kính DH cắt BC tại A1, A2, đường tròn tâm E bán kính EH cắt CA tại B1, B2, đường tròn tâm F bán kính FH cắt AB tại C1, C2.
a) : Chứng minh 3 đường thẳng DD' , EE' , FF' đồng quy ( DD' song song với OA, EE' song songvới OB, FF' song song với OC ).
b) Chứng minh 6 điểm A1, A2, B1, B2, C1, C2 nằm trên một đường tròn.
Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O;R). Gọi H là trực tâm của tam giác ABC. Gọi M là trung điểm của BC
a) Chứng minh AH = 2OM
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn tâm O1. Trên tia đối của tia BM lấy điểm C sao cho AM là tia phân giác của góc BAC. Gọi (O2) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác AMC.
Cm
a) tam giác AO1O2 đồng dạng với tam giac ABC
b) Gọi O là trung điểm của O1O2 ; I là trung điểm của BC. C/m: tam giác AOI cân
Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O;R). Gọi H là trực tâm của tam giác ABC. Gọi M là trung điểm của BC
b) Dựng hình bình hành AHIO. Gọi J là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác OBC. Chứng minh rằng OI. OJ = R2
Cho (O;R) , lấy A ngoài (O) sao cho OA=2R. Từ A kẻ 2 tiếp tuyến AB và AC với (O)
a, Cmr AO là đường trung trực của BC . Tính AB theo R
b, Gọi I là trung điểm của OB, K là trung điểm của OA với (O) . Tính diện tích tam giác OIK
c, Đường thẳng AI cắt cung lớn BC tại M, Tiếp tuyến tại M của (O) cắt đường thẳng AB, AC tại P và Q. Cmr : MP=p-AQ (P là nửa chu vi của tam giác APQ)
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O;R). Hai đường cao BD và CE của tam giác cắt nhai tại H. Gọi M là trung điểm BC. Gọi I là trung điểm DE. Chứng minh góc DAM = góc DAI
Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O). Kẻ đường cao AD, đường kính AK. Gọi E, F là hình chiếu của B và C trên AK. Gọi M, N là trung điểm của BC, AC. CMR : MN \(\perp\) DF và M là tâm đường trong ngoại tiếp tam giác DEF