AP

Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn (AB<AC) nội tiếp đường tròn (O;R). Vẽ đường kính AD, tiếp tuyến với đường tròn (O;R) tại D cắt BC tại E. Vẽ OH vuông góc với BC

a/ Chứng minh tứ giác OHDE nội tiếp

b/ Chứng minh ED^2=EC.EB

c/ Từ C vẽ đường thẳng song song với EO cắt AD tại I. Chứng minh HI song song với AB

d/ Qua D vẽ đường thẳng song song với EO cắt AB và AC lần lượt tại M nà N. Chứng minh DM=DN

ND
6 tháng 6 2018 lúc 13:54

A B C D O M N E I H P

a) Ta có: DE là tiếp tuyến của (O) nên ^ODE=900 . Mà OH vuông góc BE

=> ^OHE=900 => ^ODE=^OHE.

Xét tứ giác OHDE: ^OHE=^ODE=900 => Tứ giác OHDE nội tiếp đường tròn. (đpcm).

b) Dễ thấy ^EDC=^EBD (T/c góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung)

=> \(\Delta\)ECD ~ \(\Delta\)EDB (g.g) => \(\frac{ED}{EB}=\frac{EC}{ED}\Rightarrow ED^2=EC.EB.\)(đpcm).

c) Tứ giác OHDE nội tiếp đường tròn (cmt) => ^OEH=^ODH.

Lại có: CI//OE => ^OEH=^ICH => ^ICH=^ODH hay ^ICH=^IDH

=> Tứ giác HICD nội tiếp đường tròn => ^HID=^HCD=^BCD

Do tứ giác ABDC nội tiếp (O) => ^BCD=^BAD.

Do đó ^HID=^BAD. Mà 2 góc bên ở vị trí đồng vị => HI//AB (đpcm).

d) Gọi giao điểm của tia CI với AB là P.

Ta thấy: Đường tròn (O) có dây cung BC và OH vuông góc BC tại H => H là trung điểm BC.

Xét \(\Delta\)BPC: H là trung điểm BC; HI//BP (HI//AB); I thuộc CP => I là trung điểm CP => IC=IP (1)

Theo hệ quả của ĐL Thales; ta có: \(\frac{IP}{DM}=\frac{AI}{AD};\frac{IC}{DN}=\frac{AD}{AI}\Rightarrow\frac{IP}{DM}=\frac{IC}{DN}\)(2)

Từ (1) và (2) => DM=DN (đpcm).

Bình luận (0)
PA
6 tháng 6 2018 lúc 14:00

k mình nha 

Bình luận (0)
ND
6 tháng 6 2018 lúc 14:01

Chỗ \(\frac{IC}{DN}=\frac{AD}{AI}\)bạn sửa thành \(\frac{IC}{DN}=\frac{AI}{AD}\)nha.

Bình luận (0)
CH
6 tháng 6 2018 lúc 14:46

a) Do DE là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại D nên \(OD\perp DE\Rightarrow\widehat{ODE}=90^o\)

Xét tứ giác OHDE có: \(\widehat{OHE}=\widehat{ODE}=90^o\) mà H, D là hai đỉnh kề nhau nên OHDE là tứ giác nội tiếp (Dấu hiệu)

b) Xét tam giác EDC và tam giác EBD có:

Góc E chung

\(\widehat{CDE}=\widehat{DBE}\)   (Góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến dây cung cùng chắn cung DC)

\(\Rightarrow\Delta EDC\sim\Delta EBD\left(g-g\right)\)

\(\Rightarrow\frac{ED}{EB}=\frac{EC}{ED}\Rightarrow ED^2=EC.EB\)

c) Do tứ giác OHDE nội tiếp nên \(\widehat{OEH}=\widehat{ODH}\)   (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung OH)

Lại do IC // OE nên \(\widehat{OEH}=\widehat{ICH}\)   (Hai góc đồng vị)

Vậy nên \(\widehat{ICH}=\widehat{IDH}\)

Suy ra tứ giác IHDC là tứ giác nội tiếp.

Từ đó ta có: \(\widehat{HID}=\widehat{HCD}\)   (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung DH)

Lại có tứ giác ABDC cũng nội tiếp nên \(\widehat{HCD}=\widehat{BAD}\)(Hai góc nội tiếp cùng chắn cung DB)

Vậy nên \(\widehat{HID}=\widehat{BAD}\). Chúng lại ở vị trí đồng vị nên HI // AB.

d) Gọi J là giao điểm của CI và AB.

Do OH vuông góc BC nên theo tính chất đường kính dây cung thì H là trung điểm BC.

Xét tam giác BCJ có H là trung điểm BC, HI // BJ nên HI là đường trung bình tam giác BCJ.

Suy ra I là trung điểm CJ.

Ta có CJ // OE, MN // OE nên CJ// MN.

Áp dụng hệ quả định lý Talet ta có:

\(\frac{IJ}{MD}=\frac{AI}{AD}=\frac{IC}{DN}\)

Do IJ = IC nên MD = DN (đpcm)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ND
Xem chi tiết
SC
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
AT
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết