Bài 4: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác

NH

Cho tam giác ABC cân tại A. Tia phân giác góc BAC cắt BC tại D

a. Chứng minh: tam giác ADB = tam giác ADC

b. Chứng minh: AD là đường trung trực của BC

c. Kẻ DK vuông AB tại K, DE vuông AC tại E. Chứng minh tam giác DKE cân

d. Chứng minh : KE //BC

NT
24 tháng 5 2020 lúc 20:33

a) Xét ΔADB và ΔADC có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{BAD}=\widehat{CAD}\)(AD là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))

AD chung

Do đó: ΔADB=ΔADC(c-g-c)

b) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

nên A nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: ΔADB=ΔADC(cmt)

⇒DB=DC(hai cạnh tương ứng)

hay D nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra AD là đường trung trực của BC(đpcm)

c) Xét ΔKBD vuông tại K và ΔECD vuông tại E có

BD=CD(cmt)

\(\widehat{KBD}=\widehat{ECD}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔKBD=ΔECD(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒DK=DE(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔDKE có DK=DE(cmt)

nên ΔDKE cân tại D(định nghĩa tam giác cân)

d) Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

\(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(3)

Xét ΔKAD vuông tại K và ΔEAD vuông tại E có

AD là cạnh chung

DK=DE(cmt)

Do đó: ΔKAD=ΔEAD(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒AK=AE(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAKE có AK=AE(cmt)

nên ΔAKE cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{AKE}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔAKE cân tại A)(4)

Từ (3) và (4) suy ra \(\widehat{AKE}=\widehat{ABC}\)

\(\widehat{AKE}\)\(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên KE//BC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NA
Xem chi tiết
SH
Xem chi tiết
EV
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LK
Xem chi tiết