VL

Cho tam giác ABC cân tại A (A<90) ; Các đường cao BD ,CE cắt nhau tại H

    a, CM tam giác ABD=ACE

    b,CM tam giác BHC cân 

    c, So sánh HB và HD

    d,Trên tia đối của tia EH lấy điểm N sao cho NH<HC;Trên tia đối của tia DH lấy điểm M sao Cho MH=NH.CM ba đường BN,AH,CM đồng quy.

CÁC BẠN GIÚP MÌNH LÀM CÂU D VỚI NHÉ.THANKS

#KThk2

LT
26 tháng 5 2018 lúc 20:46

Làm ý d thôi nha bn.

d. Gọi I là giao điểm của BN và CM:

Xét \(\Delta BNH\)\(\Delta CMH\) có:

BH = CH (\(\Delta BHC\) cân tại H)

góc BHN = góc CHM(đối đỉnh)

NH = HM (gt)

=> \(\Delta BNH=\Delta CMH\left(c.g.c\right)\) 

=> góc HBN = góc HCM

Lại có: góc HBC = góc HCB (câu b)

=> góc HBC + góc HBN = góc HCB + góc HCM

=> góc IBC = góc ICB

=> IBC cân tại I => IB = IC   (1)

Mặt khác ta có:  AB =  AC (\(\Delta ABC\) cân tại A)  (2)

HB = HC (\(\Delta HBC\) cân tại H) (3)

Từ (1); (2) và (3) => 3 điểm I; A; H cùng nằm trên đường trung trực của BC

                            => I; A; H thẳng hàng

                            =>   các đường thẳng BN; AH; CM đồng quy

Bình luận (0)
VS
26 tháng 5 2018 lúc 20:50

(Vẽ hình)

d) Gọi I là giao điểm của BN và CM

Xét tam giác BNH và tam giác  CMH

BH=CH (tam giác BHC cân)

góc BHN=góc CHM ( đối đỉnh)

NH=HM (gt)

do đó tam giác BNH = tam giác CMH (cgc)

=> góc HBN= góc HCM (hai góc tương ứng)

Lại có góc HBC = góc HCB (câu b)

=> góc HBC+góc HBN= góc HCB+ góc HCM

=>góc IBC= góc ICB. Do đó tam giác BIC cân tại I => IB=IC   (1)

Mặt khác ta có AB=AC (tam giác ABC cân tại A)   (2)

HB=HC (tam giác BHC cân)  (3)

Từ (1);(2) và (3) => 3 điểm I,A,H cùng nằm trên đường trung trựccủa BC

=> I,A,H thẳng hàng=> BN,AH,CM đồng quy (đpcm)

Bình luận (0)
H24
26 tháng 5 2018 lúc 20:53

a) vì BD và CE là 2 đường cao của tam giác ABC

=>\(\widehat{ADB}=\widehat{AEC}=90^o\)

+xét tam giác ABD và ACE có 

\(\widehat{ADB}=\widehat{AEC}\)=90(CMT)

\(\widehat{BAC}\)chung

AB=AC ( tam giác ABC cân tại A)

=>tam giác ABD=ACE(cạnh huyền góc nhọn)

b)ta có\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)(vì tam giác ABD=ACE)

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(vì tam giác ABC cân tại A)

=>\(\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\)=>tam giác BHC cân tại H

c) ta có BH=CH vì tam giác BHC cân tại H

xét tam giác DHC có 

CH>HD(vì CH là cạnh huyền và HD là cạnh góc vuông)

mà CH=BH (cmt)

=> BH>HD

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
HI
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết