Ngữ văn
Trước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng. Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi: - Kìa, nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao bạn khóc? Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ gương mặt nom hiền hậu, kể là đi nạo mấy ống khói, được số tiền cộng lại là ba hào nhưng chả may rơi mất vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng. Và nay không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh. Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng. ...Một nữ sinh vào loại lớn , đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói: - Mình chỉ có hai xu nhưng chúng ta hãy góp nhau lại. - Mình cũng có hai xu đây-một cô bé áo đỏ nói. – Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào! ... Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng góp phần mình. ...Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu ấy đầy cả xu mà những bạn nữ sinh còn luồn vào khuyết áo của cậu, đút vào túi áo, và trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ. (Cậu bé nạo ống khói – trích “Những tấm lòng cao cả” - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
Câu 1: Đoạn truyện trên tác giả sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể.
Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn truyện trên là ai?
Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong câu văn in đậm. Từ đó, chép lại chính xác một câu văn khác trong đoạn truyện cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
Câu 4: Xác định cụm động từ được sử dụng trong câu: “Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi.”
Câu 5: Vì sao cậu bé lại khóc nức nở? Để giúp đỡ cậu bé những đứa trẻ trong đoạn truyện đã làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm của chúng?
Câu : bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm sử dụng biện pháp tu từ gì tác dụng của biện pháp tu từ đó
Câu 4. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì khi nói về ba cây cổ thụ? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy trong việc thể hiện tính cách nhân vật?
bài ba cây cổ thụ và điều ước
Bài 1:Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau:
a.Một cây chẳng làm nên non.Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
b.Bỗng nhiên,cả phòng học nhốn nháo hẳn lên.
c.Áo chàm đưa buổi phân li.Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
d.Vì sao trái đất năng ân tình.Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh
Bài 1: Trong văn bản" Ếch ngòi đáy giếng", tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nào là chủ yếu? Tìm và viết lại những từ ngữ thể hiện rõ biện pháp đó?
Bài 2: Nếu đươch nói chuyện với mẹ Âu Cơ, em sẽ nói gì với mẹ
Các bạn làm hộ mình nhanh lên nhé
đọc câu căn sau ' ..bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù .. ' câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì ? hãy phân tích rõ biện pháp nghệ thuật ấy
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: “Xa quả khỏi Hòn một đối là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vành óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, | biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục”.Nêu nội dung của đoạn văn? Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn? Từ đoạn văn, em hãy nêu những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên?
BT2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Tôi đi đứng oai vệ, mỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhảy khoeo chân, rung lên, rung xuống
hai chiếc râu.(2)Cho ra kiểu cách con nhà võ. (3)Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả bà con trong
xóm.(4) Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.(5) Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen
thuộc mình cả.(6) Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho
he. (7) Ấy vậy, tôi cho là tôi giỏi.(8) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba.
a. Gạch dưới các từ ngữ có sử dụng biện pháp nhân hóa trong đoạn văn trên.
b. Biện pháp nhân hóa có trong đoạn văn trên thuộc những kiểu nhân hóa nào? Xếp chúng
vào các ô tương ứng trong bảng dưới đây:
Dùng những từ vốn gọi
người để gọi vật
Dùng những từ vốn chỉ hoạt
động, tính chất của người
để chỉ hoạt động, tính chất
của vật.
Trò chuyện, xưng hô với
vật như đối với người
c. Biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Dế Mèn ( về hành
động, tính cách)?