Câu 1: Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn
Phương thức biểu đạt: tự sự
Câu 2: quan vui vẻ >< dân khổ cực
Câu 1: - Trích từ văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn
- PTBĐ chính: Tự sự
Câu 1:Đoạn văn trên trích trong văn bản "sống chết mặc bay " Tác giả Phạm Duy Tốn.PTBĐ: Liệt kê
Câu 2 :một bên quan vui vẻ ><một bên dân khổ cực
Câu 3 : NDC:Lên án gay gắt tên quan lòng lang dạ sói và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân do kẻ cầm quyền gây ra.gồm 2 giá trị : giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo .Giá trị hiện thực:Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ thú .Giá trị nhân đạo : Lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền trước tình cảnh ,cảnh tượng nghìn sầu muôn thảm của nhân dân
Câu 4 Trạng ngữ: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn
Ý nghĩa: Nêu lên sự sung túc, xa hoa của tên quan phụ mẫu.
Câu 4 Trước hết, trong văn bản Sống chết mặc bay, tác giả đã rất khéo léo làm rõ sự bất công oan trái của người dân lao động trong xã hội phong kiến đương thời. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi với thiên tai, một bên là cảnh quan phụ mẫu ăn chơi nhàn hạ, ngồi trong đình vững trãi, trông thật sung sướng làm sao. Quan vui vẻ bao nhiêu thì dân khổ bấy nhiêu. Rõ ràng đối với sức của con người thì tất nhiên sẽ ko địch lại đc với sức trời, nhưng người dân vẫn cố gắng cầm cự chỉ vì cuộc sống mưu sinh. Thì hỏi đạo lý ở đâu kia chứ? Bằng hai nghịch cảnh khác nhau, tác giả đã lên án gay gắt tên quan lòng lang dạ sói và sự đày đọa khốn đốn của nhân dân ta trong xã hội phong kiến thời xa xưa
Mik hỏi phần tự luận nữa ạ! Cảm ơn các bạn đã giúp!!
Qua truyện "Sống chết mặc bay", Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân dung về tên quan phụ mẫu thờ ơ, vô trách nhiệm trước tình cảnh thống khổ của nhân dân. Trong đêm mưa gió, người dân hết sức khẩn trương tìm cách giữ đê thì quan ngồi trong đình cao vững chãi, người hầu kẻ hạ đi lại rộn ràng, có người quỳ dưới đất gãi chân. Ngài đang uy nghi, chễm chệ bận chơi cuộc tổ tôm với đám quan lại nịnh hót. Vì cuộc chơi “hao sức” đó nên ngài được quân lính chuẩn bị yến hấp đường phèn, trầu vàng, rễ tía để thưởng thức. Xung quanh ngài là bao châu báu quý giá, nào ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà. Đó là hình hài của viên quan ăn chơi, sa đọa, chỉ lo hưởng thụ cho bản thân, đối ngược hoàn toàn với những con người ướt như chuột lột, đang gào thét, rầu rĩ, tuyệt vọng giữa mưa bão. Sự đối lập đó dường như càng tăng lên, bởi quan vẫn nghe thấy ngoài kia là nghìn sầu muôn thảm nhưng vẫn thờ ơ, vì điều đó không đáng bận tâm bằng ván bài của quan .Tác giả cũng đã vạch trần bộ mặt thật của những tên quan lại trong triều phong kiến mục nát lúc bấy giờ. Qua đó ta càng thêm xót thương, đồng cảm với nỗi thống khổ của người nông dân trong xã hội cũ..
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao của cha ông ta có rất nhiều câu nói mang ý nghĩa răn dạy lối sống lành mạnh để ngày càng hoàn thiện bản thân mình. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thể hiện rõ nét lối sống mà con người cần hướng tới đó.
Cha ông ta lấy bối cảnh nghèo khó của xã hội để thử thách lòng người. Câu tục ngữ gồm hai vế, sóng đôi bổ sung ý nghĩa cho nhau. Xét về nghĩa đen câu tục ngữ muốn nói đến những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống. Mặc dù đói nghèo thì việc ăn uống cũng cần phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, không nên ăn thức ăn bẩn, ôi thiu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Nhà dù có nghèo, quần áo dù có rách rưới thì ít nhất cũng cần phải giữ cho luôn sạch sẽ, thơm tho. Đây là lối sống đẹp đẽ. Xét về nghĩa bóng thì ý câu tục ngữ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có sống trong bần hàn, nghèo khổ thì cũng phải luôn giữ cho lương tâm mình trong sạch. Đây là lối sống cần phải trân trọng và rèn luyện hằng ngày. Điều kiện vật chất là rất cần thiết nhưng cũng không nên vì “tiền”, vì “danh lợi” mà đánh mất đi nhân phẩm của mình. Điều này thật không nên và nó ảnh hưởng đến cốt cách của mỗi con người.
Để giữ cho bản thân mình trong sạch, không bị vướng bẩn khi xung quanh có nhiều kẻ muốn dụ dỗ, lôi kéo bạn vào những con đường mờ ám. Bản lĩnh của bạn là phải vượt qua được những cám dỗ, lôi kéo ấy. Nhân cách con người không thể bị đánh mất bởi những thứ hào nhoáng bên ngoài. Trong thực tế, có nhiều gia đình nghèo và thiếu thốn đủ điều nhưng vẫn được người khác ngưỡng mộ và khâm phục. Đó chính là vì họ có được một nhân cách đang được tôn trọng. Dù nghèo, dù đói nhưng tấm lòng sạch trong và đáng kính.
Chúng ta bắt gặp rất nhiều người trong những tác phẩm như Lão Hạc, Làng, Chị Dậu. Họ là những con người bần hàn, bị đẩy đến tận cùng của xã hội nhưng tấm lòng của họ, chữ tâm của họ vẫn luôn khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục.
Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn chính là việc nhiều người vì thiếu thốn vật chất mà dẫn đến những hành động sai trái, đi ngược với lương tâm và nhân cách của bản thân mình. Khi đã có suy nghĩ tiêu cực thì sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến bản thân và cả xã hội.
Mỗi người chúng ta là một tế bào của xã hội, việc sống lành mạnh, không hổ thẹn với lương tâm sẽ tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn. Điều này sẽ khiến cho bản thân có thể hoàn thiện mình, vừa trở thành một người có ích, đóng góp sức lực vào xây dựng đất nước. Bản thân học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì cần nhìn nhận bản thân mình cần trở thành một học trò chăm ngoan, học giỏi, không chạy theo bệnh thành tích.
Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là lời nhắn nhủ của cha ông ta đối với con người. Hãy không ngừng hoàn thiện bản thân, đừng để cái xấu xa dụ dỗ, lôi kéo, như thế mỗi người sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội hơn.##### bài tham khảo