Chương II - Đường tròn

DV

Cho đường tròn tâm O bán kính R và 1 điểm M nằm ngoài đường tròn . Qua M kẻ tiếp tuyến MA với đường tròn ( A là tiếp điểm ) . tia Mx nằm giữa MA và MO cắt đường tròn (O;R) tại hai điểm C;D ( C nằm giữa M và D ) . Gọi I là trung điểm Của dây CD , kẻ AH vuông góc với MO tại H.

a, Tính OH.OM theo R

b, CM : bốn điểm M;A;I;O cùng thuộc một đường tròn

c, Gọi K là giao điểm của OI với HA . CM : KC là tiếp tuyến của đường tròn (O;R)

DD
15 tháng 12 2018 lúc 16:06

Câu a : Ta có MA là tiếp tuyến của đườg tròn (O)

\(\Rightarrow\Delta OAM\) vuông tại A .

Theo hệ thức lượng cho tam giác OAM

\(OA^2=OH.OM\Leftrightarrow R^2=OH.OM\)

Câu b : Ta có : \(\widehat{OAM}=90^0\) ( nhìn cạnh MO )

Mà I là trung điểm của CD \(\Rightarrow OI\perp CD\) ( quan hệ đường kính và dây cung ) \(\Rightarrow\widehat{OIM}=90^0\) ( nhìn cạnh MO )

\(\Rightarrow M;A;I;O\) cùng thuộc một đường tròn đường kính là MO

Bình luận (0)
NT
7 tháng 12 2022 lúc 23:45

a: OH*OM=OA^2=R^2

b: ΔOCD cân tại O

mà OI là đường trung tuyến

nên OI vuông góc với CD

Xét tứ giác OIAM có

góc OIM=góc OAM=90 độ

nên OIAM là tứ giác nội tiếp

c: Xét ΔOHK vuông tại H và ΔOIM vuông tại I có

góc HOK chung

Do đo: ΔOHK đồng dạng với ΔOIM

=>OH/OI=OK/OM

=>OI*OK=OH*OM=R^2=OC^2

mà CI vuông góc với OK

nên ΔOCK vuông tại C

=>KC là tiếp tuyến của (O)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NK
Xem chi tiết
BA
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
3M
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết