Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Hình học lớp 7

NA

Cho \(\Delta\)ABC vuông cân ở A. Gọi M là trung điểm BC. Điểm E nằm giữa C và M. Kẻ BH \(\perp\) AE ( H \(\in\) AE ). Kẻ CK vuông góc với đường thẳng chứa cạnh AE ( K \(\in\) AE )

a) Chứng minh BH = AK

b) Chứng minh \(\Delta\)MBH = \(\Delta\)MAK
c) Chứng minh \(\Delta\)MHK vuông cân

TV
22 tháng 2 2017 lúc 15:07

lm s để viết câu hỏi thế này r mình giải cho

Bình luận (4)
TV
22 tháng 2 2017 lúc 15:09

mà bn có chép đề sai ko vậy

Bình luận (2)
NN
9 tháng 4 2017 lúc 9:40

A B C M E H K 1 Xét \(\Delta KAC\)\(\widehat{AKC}=90^o\) (\(CK\perp AE\) )

\(\Rightarrow\widehat{KAC}+\widehat{KCA}=90^o\) (1)

Xét \(\Delta ABC\)\(\widehat{BAC}\) = 90\(^o\) ( \(\Delta ABC\) vuông cân tại A )

\(\Rightarrow\) \(\widehat{A_1}+\widehat{KAC}=90^o\) (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\)\(\widehat{A_1}=\widehat{KCA}\)

Xét \(\Delta\)\(AHB\)\(\Delta AKC\) có :

\(\widehat{BHA}=\widehat{AKC}\) ( = \(90^o\))

\(AB=AC\) ( \(\Delta ABC\) vuông cân tại A )

\(\widehat{A_1}=\widehat{KCA}\) (cmt)

Do đó : \(\Delta AHB=\Delta CKA\) ( cạnh huyền - góc nhọn )

\(\Rightarrow BH=AK\) ( hai cạnh tương ứng ) đpcm

Bình luận (1)
NN
9 tháng 4 2017 lúc 10:09

b) cậu vẽ được hình ko ?

Thôi , mình vẽ luôn cũng được

Xét \(\Delta BMA\)\(\Delta AMC\) có :

AM chung

BM = MC ( M là trung điểm của BC )

AB=AC ( \(\Delta ABC\) cân tại A )

Do đó : \(\Delta MBA=\Delta MCA\) ( c-c-c)

\(\Rightarrow\widehat{MAB}=\widehat{MAC}\) ( hai góc tương ứng )

\(\widehat{MAB}+\widehat{MAC}=90^o\) (\(\Delta ABC\) vuông cân tại A)

\(\Rightarrow\widehat{MAB}=\widehat{MAC}\) \(=\dfrac{90^o}{2}=45^o\) (1)

Mặt khác \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}=45^o\) ( \(\Delta ABC\) vuông cân tại A ) (2)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\widehat{MAB}=\widehat{MBA}\) (\(=45^o\))

\(\Rightarrow\) \(\Delta MAB\) cân tại M

\(\Rightarrow MA=MB\)

Từ (1) và (2) , ta lại có : \(\widehat{MAC}=\widehat{MBA}\) ( = 45\(^o\))

hay \(\widehat{CAK}+\widehat{KAM}=\widehat{MBH}+\widehat{ABH}\)

\(\widehat{CAK}=\widehat{ABH}\left(\Delta ACK=\Delta BAH\right)\)

\(\Rightarrow\) \(\widehat{KAM}=\widehat{MBH}\)

Xét \(\Delta MBH\)\(\Delta MAK\) có :

\(MB=MA\) (cmt )

\(BH=AK\)( theo câu a )

\(\widehat{MBH}=\widehat{MAK}\) (cmt )

Do đó : \(\Delta MBH=\Delta MAK\left(c-g-c\right)\)

A B C M E H K

Bình luận (0)
NN
9 tháng 4 2017 lúc 10:23

c) Do \(\Delta MBH=\Delta MAK\)

\(\Rightarrow\) MH = MK ( hai cạnh tương ứng )(1)

\(\widehat{BMH}=\widehat{AMK}\)

hay \(\widehat{BMA}+\widehat{AMH}=\widehat{AMH}+\widehat{HMK}\)

Ta thấy \(\widehat{AMH}\) chung

\(\Rightarrow\widehat{BMA}=\widehat{HMK}\) (2)

Xét \(\Delta BMA=\Delta CMA\) ( câu b )

\(\Rightarrow\widehat{BMA}=\widehat{CMA}\) ( hai góc tương ứng )

\(\widehat{BMA}+\widehat{CMA}=180^o\) ( hai góc kề bù )

\(\Rightarrow\widehat{BMA}=\widehat{CMA}=\dfrac{180^o}{2}=90^o\) (3)

Từ (2) và (3) \(\Rightarrow\widehat{HMK}=\widehat{BMA}\) = 90\(^o\)(4)

Từ (1) và (4) suy ra \(\Delta MHK\) vuông cân tại M

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
HH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
BP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết