Cho cặp chất rắn sau (hai chất trong một cặp có khối lượng bằng nhau) vào lượng nước dư: NaHSO4 và NaHCO3
Viết các phương trình phản ứng (nếu có), nêu hiện tượng quan sát được và cho biết sau phản ứng trong dung dịch còn chứa (các) chất gì
Cho cặp chất rắn sau (hai chất trong một cặp có khối lượng bằng nhau) vào lượng nước dư: Fe(NO3)2 và AgNO3
Viết các phương trình phản ứng (nếu có), nêu hiện tượng quan sát được và cho biết sau phản ứng trong dung dịch còn chứa (các) chất gì
Câu 1: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Nêu hiện tượng quan sát được? Viết PTHH xảy ra ( nếu có)
Câu 2: Nhỏ vài giọt dung dịch bạc nitrat vào ống nghiệm đựng dd Natri clorua. Nêu hiện tượng quan sát được? Viết PTHH xảy ra (nếu có).
Câu 3: Dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 ( ở đktc) vào dung dịch nước vôi trong dư.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Tính số gam kết tủa thu được sau phản ứng.
Câu 4: Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Nhỏ vài giọt dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4.
b) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl có sẵn mẩu quỳ tím.
Câu 5: Cho các chất sau: Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, KOH, Ba(OH)2.
a) Những chất nào có phản ứng với khí CO2?
b) Những chất nào bị phân hủy bởi nhiệt?
c) Những chất nào vừa có phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH?
Câu 6: Cho những oxit sau: BaO, Fe2O3, N2O5, SO2. Những oxit nào tác dụng với: a. Nước b. Axit clohiđric c. Natri hiroxit
Viết phương trình phản ứng xảy ra
Câu 7: Có 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng một dung dịch các chất sau: Na2SO4 ; HCl; NaNO3. Hãy nhận biết chúng bằng phương pháp hóa học. Viết các PTHH xảy ra (nếu có).
Câu 8: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các lọ đựng các dung dịch sau: KOH; Ba(OH)2 ; K2SO4; H2SO4; HCl. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
Cho hỗn hợp gồm các chất rắn là Al2O3, SiO2, Fe2O3 vào dung dịch có chứa một chất tan X (dư), sau phản ứng thu được một chất rắn Y duy nhất. Cho biết X, Y có thể là chất gì, viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
Bài 6: Trộn 30ml dung dịch có chứ 22,2g CaCl2 với 70ml dd có chứa 17g AgNO3
a. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết phương trình hoá học xảy ra.
b. Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
c. Tính nồng độ mol của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay đổi đáng kể
Cho X là hỗn hợp của 3 chất gồm kim loại M, oxit và muối sunfat của kim loại M. Biết M có hóa trị II không đổi trong các hợp chất. Chia 29,6 gam X thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: đem hòa tan tỏng dung dịch H2SO4loãng dư thu được dung dịch A, khí B. Lượng khí B này vừa đủ để khử hết 16 gam CuO. Sau đó cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, đến khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 14 gam chất rắn.
– Phần 2: cho tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng tách bỏ chất rắn, cô cạn phần dung dịch thì thu được 46 gam muối khan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
1. Cho hỗn hợp gồm Al2O3, SiO2 và Fe3O4 vào dung dịch chứa một chất tan A dư, đun nóng Kết thúc phản ứng còn lại chất rắn B duy nhất. cho biết A, B có thể là những chất gì? Cho ví dụ và việt các phương trình phản ứng xảy ra.
Trộn 40 ml dung dịch có chứa 16 g CuSO4 với 60 ml dung dịch có chứa 12 g NaOH a Viết phương trình phản ứng xảy ra b Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng c tính nồng độ mol các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng? cho rằng thể tích của dung dịch không thay đổi đáng kể
Cho hỗn hợp X gồm Cu, Ag, Fe, Al tác dụng với oxi dư, đun nóng thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, khuấy kỹ, sau đó lấy dung dịch thu dược cho tác dụng dung dịch NaOH loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu dược chất rắn Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng và cho biết chẩt rắn z chứa những chất nào?