Cho hỗn hợp gồm FeO, CuO qua H2 dư nung nóng khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp chất rắn A, cho A tác dụng với dd axit HCl dư thu được chất rắn B và dd C, cho dd C vào dd NaOH dư thu được kết tủa D.
Viết phương trình phản ứng và xác định A, B, C, D
Có hỗn hợp khí CO và CO 2 . Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với dung dịch Ca OH 2 dư, sinh ra 1 gam kết tủa trắng. Nếu cho hỗn hợp này tác dụng với CuO dư, nung nóng, thu được 0,64 gam kim loại màu đỏ. Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.
Cho hỗn hợp gồm 0,02mol Mg và 0,05mol Al và 0,02mol Fe tác dụng với dd HCl dư thu được dd A. Thêm dd NaOH dư vào dd A thì thu được bnhieu gam kết tủa?
Bài 29: Dẫn hỗn hợp khí gồm H2 và CO qua CuO nung nóng dư thì thu được 1,92 gam kim loại ròng. Sau đó cho hỗn hợp khí thu được đi qua dd nước vôi trong lấy dư thì thu được 2 gam kết tủa trắng.
a/ Xác định phần trăm theo thể tích và theo khối lượng mỗi khí trong hh ban đầu? b/ Tính thể tích khí CO2?
Có hỗn hợp A (Na2O, CuO, Fe2O3, MgO) cho đi qua H2 dư nung nóng thu được chất rắn B. Cho chất rắn B tác dụng với axit HCl dư thu được dd C và chất rắn D. Cho dd C tác dụng với dd NaOH dư thu được dd E và kết tủa F. Nung F trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Cho hỗn hợp A vào dd CuCl2 thu được chất rắn M. Viết các ptpư xảy ra và chỉ rõ các chất B, C, D, E, F, G, M.
Nung nóng một thời gian hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt (Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit thành kim loại) được m gam hỗn hợp B. Chia hỗn hợp B thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hoàn toàn với dd KOH dư thu được 10,08 lít khí đktc và có 29,52 gam chất rắn không tan. Hòa tan hoàn toàn phần thứ 2 bằng dd H2SO4 đặc nóng, dư được 19,152 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch C. Cho dd C tác dụng hoàn toàn với dd NH3 dư, lấy toàn bộ lượng kết tủa tạo thành đem nung đến khối lượng không đổi thu được 65,07 gam chất rắn. Xác định công thức của oxit sắt và tính giá trị của m.
Cho 33,84 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa a mol Cu(NO3)2, khuấy đều, sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 38,24 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH, toàn bộ lượng kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thấy còn lại 16 gam chất rắn khan.
a) Xác định giá trị lớn nhất của a có thể đạt được.
b) Trong trường hợp a có giá trị lớn nhất, nếu cho 19,12 gam chất Z phản ứng hết với axit H2SO4 đặc dư, thu được 10,752 lít khí SO2. Xác định khối lượng các chất có trong X. Cho rằng SO2 là sản phẩm khử duy nhất.
Đốt cháy cacbon trong oxi ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với FeO nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại thu được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hiđroxit F. Nung F trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Xác định các chất E, F, G.
A. F e C l 2 , F e O H 2 , F e 2 O 3
B. F e C l 3 , F e O H 3 , F e 2 O 3
C. F e C l 2 , F e 2 O 3 , F e O H 3
D. F e C l 3 , F e O H 3 , F e O
Để xác định thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp A gồm bột nhôm và bột magie, người ta thực hiện hai thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư, thu được 5,6 lít khí ở đktc.
– Thí nghiệm 2: cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí ở đktc. Tính phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Hòa tan hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và F3O4 (có số mol bằng nhau) bằng dd H2SO4 20% (lượng axit lấy dư 50% so với lượng phản ứng vừa đủ), thu được dd A. Chia A thành bốn phần bằng nhau, mỗi phần có khối lượng 79,3 gam. Phần I tác dụng vừa đủ với V1 ml dung dịch KMnO4 0,05M. Phần II tác dụng vừa đủ với V2 ml dd brom 0,05M. Phần III tác dụng vừa đủ với V3 ml dd HI 0,05M. Cho Na2CO3 từ từ đến dư vào phần IV được V4 lít khí và m gam kết tủa. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các thể tích khí đo ở đktc. Xác định các giá trị V1, V2, V3, V4.