Bài 1: Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường tròn (I) qua A và tiếp xúc với BC tại B. Đường tròn (K) qua A và tiếp xúc với BC tại C. Các đường tròn (I) và(K) cắt tại M. Đường thẳng AM cắt đường tròn (O) tại N. C/m: BMCN là hình bình hành
Bài 2: Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O). Trên cung nhỏ BC lấy điểm M và vẽ đường tròn (I) tiếp xúc trong với (O) tại M. Gọi giao điểm MA, MB, MC với (I) theo tứ tự D,E,F
a) C/m: tam giác DEF đều.
b) Từ A,B,C vẽ các tiếp tuyến với đường tròn (I) lần lượt là AP,BQ,CR( P,Q,R là tiếp điểm). C/m: AP=PQ+CR
Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường phân giác AD của tam giác ABC cắt cung BC ở E. Đường tròn (I) tiếp xúc trong với (O) và tiếp xúc với BC tại T cắt AD ở M, N (N nằm giữa A và M); CM cắt đường tròn (O) tại K. Vẽ dây KL//AB. Chứng minh rằng ba điểm C, N, L thẳng hàng.
cho đường tròn (o) đường kính AB vẽ đường tròn K tiếp xúc với đường tròn (o) tại C .Các dây CA ,CB cắt đường tròn (K) lần lượt tại E và F . CM rằng E K F thẳng hàng
mình cảm ơn các bạn nhiều lắm các bạn giải chi tiết hộ mình
Cho nửa đường tròn (O;R), đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax và By với nửa đường tròn. Các đường tròn (I) và (K) tiếp xúc ngoài với nhau và tiếp xúc ngoài với nửa đường tròn, trong đó đường tròn (I) tiếp xúc với Ax tại C, đường tròn (K) tiếp xúc với By tại D. Gọi a,b lần lượt là bán kính của (I) và (K). Chứng minh rằng \(R=2\sqrt{ab}\)
Cho tam giác ABC nội tiếp (O) ,lấy điểm D thuộc đoạn BC ( D không trùng với B,C) . Vẽ (O') tiếp xúc trong với (O) tại K , tiếp xúc với đoạn CD , AD lần lượt tại F và E . Các đường thẳng KF,KE cắt (O) lần lượt tại M và N . Đã biết MN//EF . Chứng minh MC là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác KFC.
Cho tam giác ABC nhọn không cân, D là một điểm nằm trên cạnh BC. Lấy điểm E trên cạnh AB và F trên cạnh AC sao cho ^DEB=^DFC. Các đường thẳng khác DE,DF lần lượt cắt AB,AC tại M và N. Gọi (I1), (I2) lần lượt là đường tròn ngoại tiếp các tam giác DEM; DFN. (J1) là đường tròn tiếp xúc trong với (I1) tại D và tiếp xúc với AB tại K. (J2) là đường tròn tiếp xúc trong với (I2) tại D và tiếp xúc với AC tại H. Gọi P là giao điểm của (I1) và (I2); Q là giao điểm của (J1) và (J2) (P,Q khác D)
a) Chứng minh D,P,Q thẳng hàng ?
b) Đường tròn (AEF) cắt đường tròn (AHK) và đường thẳng HK lần lượt tại G,L. Chứng minh tiếp tuyến tại D của đường tròn (DGQ) cắt đường thẳng EF tại 1 điểm nằm trên đường tròn (DLG) ?
Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O). Phân giác AD cắt (O) tại điểm thứ hai E. Đường tròn (I) tiếp xúc trong với (O) tại S, tiếp xúc BC tại T, trong đó điểm I thuộc cạnh AC. Đường tròn (I) cắt AD tại M và N (N nằm giữa A và M). CM cắt (O) tại K ≠ C. Vẽ dây KL của (O) song song với AB. Chứng minh ba điểm C, L, N thẳng hàng
Cho đường tròn (O;AB) AB=2R và một điểm M trên nửa đường tròn . Vẽ một đường tròn tâm E tiếp xúc với nửa đường tròn (O) tại M và tiếp xúc với đường kính AB tại N . Đường tròn này cắt MA,MB lần lượt tại các điểm C,D
a, CM : CD//AB
b, CM: MN là tia phân giác của góc AMB và đường thẳng MN luon đi qua 1 điểm K cố định
c, CM: KM.KN không đổi
Cho hai đường tròn (O1;R1) và (O2:R2) tiếp xúc ngoài với nhau. Đường thẳng d tiếp xúc với (O1) và (O2) lần lượt tại D và F. Vẽ đường tròn (O;R) tiếp xúc với đường tròn (O1) và (O2) và tiếp xúc với đường thẳng d tại E.
Chứng minh rằng: \(\sqrt{RR_1}+\sqrt{RR_2}=\sqrt{R_1R_2}\)