Câu 10: Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?
A. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
B. giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
C. giữa quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.
D. giữa nông dân với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 11: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước
ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.
C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.
D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.
Câu 12: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận là
A. Giao Chỉ và Cửu Chân
B. Cửu Chân và Nhật Nam
C. Nhật Nam và Giao Chỉ
D. Giao Chỉ và Tỉ Ảnh
Câu 13: Chính quyền phong kiến phương Bắc đã tổ chức bộ máy cai trị nước ta như thế
nào?
A. Chia nước ta thành quận huyện, sát nhập vào lãnh thổ phương Bắc.
B. Chia nước ta thành năm quận, cử người sang cai trị trực tiếp.
C. Chia nước ta thành quận huyện, cử người cai trị tới tận xóm, làng.
D. Tăng cường kiểm soat, đưa người Hán sang sống chung với người Việt.
Câu 14. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa nhằm
A. bảo tồn và phát triển văn hóa phương Đông
B. biến người Việt thành một bộ phận người Hán.
C. khai hóa văn minh cho người Việt.
D. đẩy mạnh giao lưu văn hóa Việt – Hán.
Câu 15. Chính sách thống trị về văn hóa của chính quyền phong kiến phương Bắc thực
hiện ở nước ta là
A. khuyến khích giao lưu văn hóa Hán-Việt.
B. khuyến khích phát triển văn hóa truyền thống của người Việt.
C. truyền bá Nho giáo, bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán.
D. áp đặt đạo Phật, bắt nhân dân ta phải theo Phật giáo.
Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về nguồn gốc hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản
1. Giai cấp vô sản
2. Giai cấp tư sản
a) Chủ xưởng
b) Nông dân bị mất đất
c) Chủ đất
d) Thợ thủ công bị phá sản
e) Thương nhân
A. 1 – b, d; 2 – a, c, e.
B. 1 – b, c; 2 – a, d, e
C. 1 – b, b; 2 – c, d, e
D. 1 – d, e; 2 – a, b, c
nguồn gốc cơ bản hình thành giai cấp nông nô là
A nô lệ và nông dan ko có ruộng đất
B . các tù binh chiến tranh
C . các chủ nô Rooma bị mất ruộng đát
D . những người Giéc ma không có chức vị
Dưới thời nhà Tần ở Trung Quốc, giai cấp địa chủ được hình thành từ
A. quan lại có nhiều ruộng đất và nông dân giàu có
B. quý tộc chiếm hữu được nhiều ruộng đất
C. nông dân công xã có nhiều ruộng đất
D. tầng lớp quý tộc có nhiều ruộng đất
Đẳng cấp thứ ba gồm những giai cấp và tầng lớp nào?
A. Tư sản, thợ thủ công và bình dân
B. Tư sản, nông dân, bình dân thành thị
C. Tư sản, vô sản, nông dân.
D. Tư sản, nông dân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị
Trong các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma có những giai cấp, tầng lớp nào?
A. Chủ nô - nô lệ - bình dân
B. Quý tộc - nông dân công xã - nô lệ
C. Chủ nô - nông dân công xã - nô lệ
D. Quý tộc - chủ nô - nông dân công xã
Đẳng cấp thứ ba ở Pháp gồm những giai cấp và tầng lớp
A. tư sản, thợ thủ công và bình dân
B. tư sản, nông dân, bình dân thành thị
C. tư sản, vô sản, nông dân
D. tư sản, nông dân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị
Giai cấp bị bóc lột chính trong các thị quốc Địa Trung Hải là giai cấp nào?
A. Nông dân lĩnh canh
B. Thương nhân
C. Nô lệ
D. Chủ nô
Trong lãnh địa phong kiến, giai cấp nào là lực lượng lao động chính?
A. Nông dân lĩnh canh
B. Nông nô
C. Nô lệ
D. Thợ thủ công và thương nhân.